VFF là “lò xay HLV”, người giỏi ngại vào làm việc

Không nhiều HLV nội có tiếng tăm muốn làm việc với VFF, nhất là khi tổ chức bóng đá số 1 Việt Nam luôn có quá nhiều bất cập và sẵn sàng “trảm” họ nếu bị gây sức ép.

Không nhiều HLV nội có tiếng tăm muốn làm việc với VFF, nhất là khi tổ chức bóng đá số 1 Việt Nam luôn có quá nhiều bất cập và sẵn sàng “trảm” họ nếu bị gây sức ép. Hơn nữa, VFF chỉ coi các HLV nội là phương án ngắn hạn càng khiến các nhà cầm quân không hào hứng.

Sau khi HLV Miura bị chấm dứt hợp đồng trước thời hạn, ngay lập tức dư luận chú ý đến quan điểm chọn HLV nội của VFF bởi ai cũng thấy là việc này rất khó. Đây không phải là lần đầu VFF tuyển dụng, nhưng tiền lệ không tuyển được người thì quá nhiều, khả năng không ai chịu hợp tác với VFF dễ xảy ra.

vff la “lo xay hlv”, nguoi gioi ngai vao lam viec hinh anh 1

Không nhiều HLV nội giỏi muốn làm việc với VFF.

Mới đây nhất là việc HLV Trần Công Minh vừa ký hợp đồng làm chuyên viên Phòng các đội tuyển của VFF, đã nộp đơn xin thôi việc để về cầm quân cho đội bóng Hạng Nhất Cà Mau. Trước đó, một HLV khác là Phạm Như Thuần sau 1 năm làm chuyên viên, cũng xin nghỉ để làm HLV cho Than Quảng Ninh. Ban đầu, VFF dự tính sẽ biến Phòng các đội tuyển thành “nơi bất khả xâm phạm” về chuyên môn, nhưng hiện cả phòng này chỉ còn 2 người lo việc hành chính, chưa có nhà chuyên môn nào chịu về đầu quân.

Hồi năm 2013, HLV Hoàng Văn Phúc cũng từng là nhân viên của bộ phận này, ông từng lập một kế hoạch rất chi tiết nhằm có thể giúp VFF tổ chức lại hệ thống các đội tuyển. Tuy nhiên, sự hào hứng này sau đó bị “dập tắt” khi ông Phúc phải giải trình nhiều lần về thất bại của U23 tại SEA Games 27. Chán nản, ông Phúc rời ghế về Quảng Nam làm HLV. Chính sự việc này đã khiến HLV Hoàng Anh Tuấn từ chối ký hợp đồng với VFF dù ông được giao quyền huấn luyện đội U19 trong năm 2015 và cũng chưa có chỗ nào làm việc chính thức. Thay vì làm nhân viên VFF, ông Tuấn tự bỏ tiền túi sang Thụy Sĩ để học bằng HLV bóng đá nhà nghề.

Khi nắm đội U19 Việt Nam dự vòng loại châu Á, có ít nhất 2 lần ông Hoàng Anh Tuấn phải than thở với truyền thông rằng mình bị “bỏ rơi”, khi các kế hoạch chuẩn bị dành cho đội bóng đều không theo đúng ý do ngân sách hạn hẹp. Điều này trái ngược hoàn toàn với đội U19 của năm 2014 vốn chủ yếu là cầu thủ HAGL được đi Đông, đi Tây đá hàng chục trận đấu để cọ xát.

Những vấn đề mà ông Hoàng Anh Tuấn gặp phải không mới. Năm 2012, đội tuyển do HLV Phan Thanh Hùng dẫn dắt đã không thể có một trận giao hữu nào suốt 1 tháng trước khi đá AFF Cup 2012. Trường hợp tương tự xảy ra với HLV Hoàng Văn Phúc 1 năm sau trong quá trình chuẩn bị cho SEA Games 27. Các HLV nội luôn chịu nhiều thiệt thòi bởi dường như trong mắt của VFF, họ cũng chỉ là các giải pháp ngắn hạn, mang tính chất thử nghiệm để “đo” phản ứng của dư luận.

Với các HLV ngoại, ngoài chuyện toàn quyền quyết định chuyên môn, họ được đáp ứng mọi yêu cầu và cũng không bị ai can thiệp, đánh giá. Trong khi đó, chỉ 1 trận đấu không như ý tại BTV Cup 2013, HLV Hoàng Văn Phúc đột ngột bị đình chỉ công tác ngay khi giải còn đang diễn ra, rồi sau đó được “phục chức” để tiếp tục cầm quân. Chính cách ứng xử theo kiểu “người nhà” ấy khiến nhiều HLV giỏi của Việt Nam không muốn lên tuyển bởi ngay tại CLB, dù làm việc với các ông chủ giàu có nhưng họ vẫn được toàn quyền, được tín nhiệm, bất kể kết quả thi đấu ra sao.

Bóng đá Việt Nam đang may mắn khi sở hữu hơn chục HLV giỏi xuất thân từ các danh thủ thời “Thế hệ vàng 1995”. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chỉ duy nhất mỗi HLV Nguyễn Hữu Thắng của SLNA là cho biết mình sẽ “cân nhắc” nếu được VFF mời.

Theo Dân Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.