V.League và nỗi nhớ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh

Các khán đài V.League vắng đìu hiu và việc thiếu vắng những cầu thủ có sức hút như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh chính là một phần nguyên nhân.

Các khán đài V.League vắng đìu hiu và việc thiếu vắng những cầu thủ có sức hút như Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh chính là một phần nguyên nhân.

Cuối tuần qua chứng kiến một nỗi buồn ở V.League, khi trở thành vòng đấu có số lượng khán giả đến sân được cho là thấp nhất trong lịch sử 16 năm của giải đấu hạng cao nhất của bóng đá Việt Nam với chỉ bình quân 6.875 khán giả/trận. Trên thực tế, con số có thể còn thấp hơn.

Điều đáng nói hơn cả là V.League 2016 đã mở màn đầy ấn tượng khi lập con số kỷ lục bình quân hơn 10 nghìn khán giả/ trận, nhưng con số này cứ thế giảm theo từng vòng đấu và lao xuống dốc theo phương thẳng đứng.

V.League và nỗi nhớ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh - Ảnh 1.
 Số lượng khán giả giảm qua từng vòng đấu

Có 4 yếu tố cơ bản quyết định nên sự hấp dẫn cho một giải đấu đó là: Sự xuất hiện của ngôi sao, cạnh tranh kịch tính, khó lường, công nghệ truyền thông, thương mại và chất lượng chuyên môn. Ở cả 4 yếu tố này, V.League đang thực sự bị gióng lên hồi chuông báo động.

Với việc Công Phượng, Tuấn Anh, Xuân Trường phải xuất ngoại, có lẽ V.League chỉ còn mỗi Công Vinh là ngôi sao còn sức hút. Các cầu thủ còn lại ít tên tuổi đã đành và cũng chẳng có tố chất để trở thành thần tượng của giới trẻ. Quan niệm cầu thủ ngôi sao, và bản thân họ cũng chẳng quan tâm đến chuyện đó, dẫn tới sức hút của bóng đá Việt Nam bị giảm đi rất nhiều.

Ngoài ra, việc V.League rút xuống chỉ còn 2 ngoại binh cũng khiến số lượng ngôi sao thi đấu giảm xuống đáng kể, và đương nhiên khi không có ngôi sao thì sự hấp dẫn của các trận đấu cũng vì thế giảm đi.

V.League và nỗi nhớ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh - Ảnh 2.
 Những khung cảnh này đang trở thành quen thuộc...

Điều quan trọng hơn cả, là ngay cả những người đặc biệt yêu bóng đá, họ cũng không biết vào sân xem cái gì, khi bản thân các CLB không xác định rõ mục tiêu và động lực thi đấu của mình. Cả giải chỉ có 1 đội bóng phải xuống hạng, trong khi chẳng có ai mặn mà trừ 1-2 cái tên quen thuộc đua tranh ngôi vương.

Hơn 10 đội bóng V.League dường như ra sân mà không rõ động cơ phấn đầu của mình. Đó cũng là lý do mà SLNA từ chỗ tự hào là đội bóng có lượng CĐV đông đảo nhất nhưng giờ cứ đến sân Vinh lại thấy cám cảnh cho cái sự đìu hiu của sân bóng được xem là thánh địa này.
V.League và nỗi nhớ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh - Ảnh 3.

V.League và nỗi nhớ Công Phượng, Xuân Trường, Tuấn Anh - Ảnh 3.
Thiếu vắng Công Phượng, HAGL cũng giảm đi rất nhiều sức hút.

Hai yếu tố còn lại là công nghệ truyền thông, thương mại và chất lượng chuyên môn thì có lẽ không cần nhắc đến bởi nó vốn dĩ đã trở thành điểm yếu nhiều năm qua của các câu lạc bộ Việt Nam.

Quả thực, nếu kể một ngày cũng chẳng thể nào hết được những nguyên nhân khiến bóng đá Việt Nam kém sức hút. Nên lúc này những người yêu bóng đá Việt chỉ biết hồi ức lại quá khứ rất gần đây từ những khán đài chật kín trên sân, và cả nỗi nhớ với ngôi sao thần tượng của mình... rồi tặc lưỡi buồn rầu mà thôi.

Theo Trí thức trẻ



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.