Cận cảnh tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh

HLV Nguyễn Thị Nhung của đội tuyển bắn súng Việt Nam vừa mới đăng tải lên facebook hình ảnh cận cảnh tấm HCV lịch sử mà xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành được ở Olympic 2016.

HLV Nguyễn Thị Nhung của đội tuyển bắn súng Việt Nam vừa mới đăng tải lên facebook hình ảnh cận cảnh tấm HCV lịch sử mà xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành được ở Olympic 2016.

Một ngày trước khi xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bước vào nội dung thi thứ 2 ở Olympic 2016, HLV Nguyễn Thị Nhung đã đăng tải lên trang cá nhân của mình hình ảnh cận cảnh tấm HCV Olympic lịch sử mà xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành được cách đây vài ngày cùng dòng cảm xúc: "Cảm thấy tự hào". 

Cận cảnh tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - Ảnh 1.

Tấm HCV Olympic mà xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đã giành được.

Tại Rio de Janeiro 2016, chiếc huy chương vàng được làm bằng 494g bạc và 6g vàng, có giá thành (tức trị giá của số vàng và bạc chảy ra từ chiếc huy chương) khoảng 587 USD (khoảng 13 triệu đồng). Để làm nên chiếc huy chương ở Olympic, các nghệ nhân sẽ điêu khắc trong một quy trình khép kín và tỉ mỉ. Có 5130 tấm huy chương (gồm vàng, bạc, đồng) được trao tại Olympic Rio năm nay. 

Cận cảnh tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - Ảnh 2.

Các nghệ nhân điêu khắc hình nữ thần chiến thắng trên mỗi tấm Huy chương Olympic.

Cách đây hơn 2700 năm khi đại hội Olympic cổ đại ra đời ở quốc gia Hy Lạp cổ đại, những người chiến thắng sẽ được trao bằng một cành ô liu đội trên đầu và được ca nhà thờ ca tụng, người chiến thắng cũng sẽ được nhà nước cấp dưỡng đến trọn đời. 

Bắt đầu từ khi Olympic hiện đại đầu tiên (Athens 1896) các nhà vô địch sẽ được nhận huy chương làm bằng bạc và 1 cành ô liu. Người xếp thứ 2 sẽ nhận được huy chương đồng và 1 cành nguyệt quế. Olympic năm 1904 là kỳ Thế vận hội đầu tiên có đủ bộ huy chương (vàng, bạc, đồng), nhưng mãi đến kỳ Thế vận hội diễn ra năm 1926 thì trên những tấm huy chương mới xuất hiện họa tiết là nữ thần chiến thắng, mẫu huy chương này tồn tại cho tới Olympic 2004 khi trở về Hy Lạp, nơi khai sinh ra Thế vận hội mới thay đổi lại. 

Cận cảnh tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - Ảnh 3.

Tấm huy chương đầu tiên trong lịch sử TTVN ở một kỳ Thế vận hội của võ sỹ Trần Hiếu Ngân năm 2000 là mẫu huy chương Olympic cuối cùng sau 74 năm tồn tại.

Tấm HCB mà VĐV Trần Hiếu Ngân giành được năm 2000 là tấm huy chương cuối cùng của mẫu thiết kế kéo dài 74 năm. Còn tấm HCB của Hoàng Anh Tuấn đạt được năm 2008 ở Bắc Kinh và Hoàng Xuân Vinh vừa qua là những tấm huy chương đến từ mẫu thiết kế mới. 

Chắc chắn, tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ là hình ảnh mà hàng trăm năm sau chúng ta vẫn không thể quên được khi đây là vinh quang đầu tiên của Việt Nam trên đấu trường Olympic. 

Vì thế, hình ảnh cận cảnh tấm HCV được HLV trưởng Nguyễn Thị Nhung đăng tải lên facebook ngay lập tức khiến nhiều người phấn khích và muốn lưu hình ảnh lại để làm kỷ niệm cho kỳ tích lịch sử của TTVN.  

Cận cảnh tấm HCV lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh - Ảnh 4.

Đây cũng được coi cách mà "người đàn bà thép" của TTVN hy vọng Hoàng Xuân Vinh sẽ tiếp tục làm nên kỳ tích cho Việt Nam ở nội dung 50m súng ngắn sẽ diễn ra vào rạng sáng mai. 

Ở đội tuyển bắn súng Việt Nam, vai trò của HLV Nguyễn Thị Nhung là cực kỳ quan trọng. Người phụ nữ duy nhất dẫn dắt một đội tuyển bắn sung Nam suốt 10 năm được xem là thủ lĩnh tinh thần của các xạ thủ. Theo các xạ thủ Việt Nam, thì cứ mỗi khi chuẩn bị bước vào các cuộc thi, HLV Nguyễn Thị Nhung luôn gieo vào đầu các xạ thủ rằng phải tin vào bản thân mình: "Phải luôn suy nghĩ, mình sẽ làm được, mình là người giỏi nhất". 

Trong bắn súng, tâm lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng quyết định thắng - bại. Và hy vọng, ngày mai dù không phải nội dung sở trường nhưng xạ thủ Hoàng Xuân Vinh sẽ tiếp tục giữ vững tâm lý tốt cùng một chút may mắn để mang thêm về cho Việt Nam những tấm huy chương cao quý.

Theo Trí Thức Trẻ


Olympic 2016


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.