Sex và Olympics: Thần dược hay độc dược?

Từng bị liệt kê vào danh sách những điều cấm kỵ ở các giải thể thao thế giới, tuy nhiên, chuyện sex trong thể thao lại đang trở thành "thần dược" của các VĐV.

Từng bị liệt kê vào danh sách những điều cấm kỵ ở các giải thể thao thế giới, tuy nhiên, chuyện sex trong thể thao lại đang trở thành "thần dược" của các VĐV.

Thế vận hội là sân khấu thể thao lớn nhất hành tinh, nơi những tấm huy chương được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt và sự hy sinh. Ở đó, những kỷ lục chỉ được ghi dấu ấn bởi những nỗ lực không có giới hạn. Chính vì sự nghiêm ngặt đó, tất cả đều cho rằng chuyện sex trở thành nguyên nhân phá hủy thành tích của VĐV.

Vì vậy, nhiều HLV bóng đá và một vài môn thể thao khác đều cấm chuyện sinh hoạt tình dục trong thời gian thi đấu. Người Anh từng cấm các nàng WAGs (vợ và bạn gái cầu thủ) khỏi khu vực đóng quân của đội tuyển nước này. Người Mexico thậm chí còn buộc các cầu thủ uống thuốc ức chế ham muốn nhằm đảm bảo phong độ trên sân.

Tuy nhiên, đã có những tranh cãi xảy ra về vấn đề rất nhạy cảm này. Chuyện sex trong thể thao không phải dung tục. Nếu biết sinh hoạt đều độ, các VĐV có thể tìm ra được "thần dược" để tăng cường khả năng thi đấu. Kết luận này được chuyên gia kiêm HLV thể thao Mike Young, người có học vị tiến sĩ, nghiên cứu mới đây.

Theo đó, kết quả nghiên cứu từ 21 phụ nữ và đàn ông sau khi gần gũi nhau trong 3 tuần chỉ ra, thành tích thể thao họ giành được cải thiện đáng kể. Nhiều yếu tố như tốc độ, sức mạnh, sự bền bỉ... đều tăng vọt so với bình thường. Tất cả nhờ vào các hoạt động tình dục rất đều đặn trước mỗi lần tranh tài.

Tiến sĩ Mike Young giải thích thêm, khi các VĐV hoạt động tình dục, cơ thể họ sẽ tiết ra chất Oxytocin làm tăng cảm giác, kích thích dây thần kinh ở não. Trong thể thao, đó giống như tăng hóc-môn hay nói cách khác một kiểu doping. Kết luận này cũng được nhiều chuyên gia nghiên cứu và kết luận trong nhiều năm qua.

Tiến sĩ Mike Young còn cho biết, chuyện sex trong thể thao tác động tích hay tiêu cực còn phụ thuộc vào suy nghĩ của các VĐV. "Nếu họ cảm thấy chuyện sex giúp bản thân cải thiện phong độ, điều đó sẽ diễn ra. Còn những ai suy nghĩ điều ngược lại, kết quả như ý muốn," tiến sĩ Mike Young nói thêm.

Sex và Olympics: Thần dược hay độc dược? - Ảnh 1.

Andy Murray không hề kiêng kỵ chuyện sex.

Tại Olympics, chuyện sex giữa các VĐV đã trở thành văn hóa. Thế vận hội sẽ không còn là Thế vận hội nếu mất đi chuyện "giao lưu" giữa nhiều VĐV. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản bác, đặc biệt các VĐV còn trẻ và thiếu kinh nghiệm dự Olympics. Những ai quá khát khao huy chương đều e dè chuyện sex, họ sợ bị mất sức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến thành tích.

Với nhiều VĐV, tránh quan hệ tình dục trở thành bí kíp giữ gìn sức mạnh trước trận chiến. Nhưng đó không phải một chân lý, vẫn có những người làm điều ngược lại. Điển hình, tay vợt nổi tiếng Andy Murray, từng giành huy chương vàng Olympics London 2012, không có thói quen kiêng kỵ sex.

"Tôi không phải một trong những VĐV nghiêm ngặt và kiêng khem tình dục trước khi chơi tennis. Tennis chứ không phải boxing. Tôi nhớ một cựu VĐV thế giới bị huấn luyện viên cấm anh ta từ quan hệ tình dục sáu tuần trước khi tham gia một trận đấu. Còn tôi  mỗi tuần đều quan hệ như vậy," Murray chia sẻ.

Rõ ràng, chuyện sex trước khi tranh tài thể thao vẫn còn đầy tranh cãi. Tiêu cực hay tích cực? Điều đó hẳn còn tùy vào suy nghĩ của mỗi người. Nhưng dù thế nào đi nữa, chuyện sex ở Olympics đã trở thành phần không thể thiếu. Một thứ văn hóa của Olympics, và VĐV.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.