- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao Trung Quốc đang thống lĩnh thể thao thế giới?
Trong 4 kỳ Thế vận hội gần đây, Trung Quốc đều đứng trong top 3 thế giới và đang đứng trước cơ hội lần thứ hai liên tiếp "hất cẳng" Mỹ để trở thành quốc gia thống lĩnh.
Trong 4 kỳ Thế vận hội gần đây, Trung Quốc đều đứng trong top 3 thế giới và đang đứng trước cơ hội lần thứ hai liên tiếp "hất cẳng" Mỹ để trở thành quốc gia thống lĩnh.
Trước khi Olympic London diễn ra, nhiều người dự đoán Mỹ sẽ trở lại ngôi vương của mình sau 4 năm bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Lý do đơn giản được đưa ra là vì khi rời xa Bắc Kinh khả năng xưng vương của đất nước 1,3 tỷ dân sẽ không còn nhiều. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu của Trung Quốc cho tới ngày thi đấu thứ 12 của Olympic London đang chứng minh điều ngược lại. Vì sao Trung Quốc làm được thế?
Triết lý thống lĩnh môn
Dường như quan điểm “bá chủ” của Trung Quốc được định hình rất rõ trong nhiều năm qua. Muốn trở thành số 1 thế giới, trước hết họ phải là số 1 ở những môn thi đấu được coi là sở trường của mình. Số 1 ở đây được Trung Quốc đưa ra với ngưỡng gần như tuyệt đối, tức không cho đối thủ một cơ hội giành lấy dù chỉ 1 huy chương trong các nội dung thi đấu của bộ môn.
So với 4 năm trước, dường như quyết tâm làm “bá chủ” bộ môn ở Olympic London còn được Trung Quốc thực hiện tốt hơn cả ở Bắc Kinh.
Trung Quốc đã giành vàng tuyệt đối trong tất cả các nội dung của môn bóng bàn tại London với 4 HCV, 2 HCB và chỉ kém 2 HCĐ so với Olympic trước. Đặc biệt hơn ở môn cầu lông, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thâu tóm tất cả các HCV của các nội dung với 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, hơn 2 HCV so với những gì họ đã có được 4 năm trước.
Tương tự ở môn nhảy cầu, Trung Quốc giành được 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ và chỉ để mất 1 HCV duy nhất vào tay IIya Zakharov của Nga ở nội dung đơn nam 3m.
Ngoài ra hai môn sở trường khác của Trung Quốc là thể dục dụng cụ và cử tạ dù không thể chiếm thế áp đảo như cách đây 4 năm song Trung Quốc vẫn là quốc gia số 1. Ở môn thể dục dụng cụ, Trung Quốc giành được tất cả 4 HCV, 3HCB, 1 HCĐ (kém 7 HCV, 1 HCB, 4 HCĐ so với Olympic Bắc Kinh). Trong khi đó ở môn cử tạ họ giành được 5 HCV, 2 HCB (kém 3 HCV, 1 HCB so với Olympic Bắc Kinh)
Sự trỗi dậy của bơi lội Trung Quốc
4 năm trước tại Bắc Kinh, bơi lội Trung Quốc dù rất nỗ lực cũng chỉ có thể giành được 1 HCV duy nhất ở nội dung bơi bướm 200 m của nữ kình ngư Liu Zige. Thế nhưng tới Olmypic London, Trung Quốc đã khiến các đối thủ trong đó có cả Mỹ phải "té ngửa" vì sự trỗi dậy của họ trên đường đua xanh.
Kết thúc môn bơi lội tại Olympic, đoàn Trung Quốc giành được tới 5 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ trong đó có 3 kỷ lục (2 kỷ lục thế giới và 1 kỷ lục Olympic) để hất văng bơi lội Autralia khỏi vị trí thứ 2 mà "đất nước chuột túi" có được từ 4 năm trước. Trong số những kỷ lục gia của bơi lội Trung Quốc thì phải kể tới siêu kình ngư Shiwen Ye. Cô gái 16 tuổi quê Chiết Giang này không những giành 2 HCV, phá hai kỷ lục mà còn tạo ra một cuộc khẩu chiến giữa giới quan chức thể thao Trung Quốc - Mỹ xung quanh thành tích nằm ngoài sức tưởng tượng của Ye.
Mỹ dù thi đấu rất thành công và giành tới 16 HCV (hơn 4 HCV so với Olympic Bắc Kinh) của môn bơi lội vẫn không thể giúp thể thao họ vượt qua Trung Quốc trong nhiều ngày trên bảng tổng sắp huy chương.
Kết thúc ngày thi đấu thứ 11 của Olympic London 2012, Trung Quốc vẫn đang là đoàn dẫn đầu với 36 HCV, 22 HCB, 19 HCĐ. Mỹ ít hơn 2 HCV và đang tạm đứng vị trí thứ 2.
Olympic London còn 2 ngày nữa sẽ khép lại, cuộc đua để giành thế thống lĩnh thể thao thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ còn gay cấn đến phút chót và không chừng Mỹ tiếp tục bị hạ bệ!
Trước khi Olympic London diễn ra, nhiều người dự đoán Mỹ sẽ trở lại ngôi vương của mình sau 4 năm bị Trung Quốc chiếm lĩnh. Lý do đơn giản được đưa ra là vì khi rời xa Bắc Kinh khả năng xưng vương của đất nước 1,3 tỷ dân sẽ không còn nhiều. Tuy nhiên, vị trí dẫn đầu của Trung Quốc cho tới ngày thi đấu thứ 12 của Olympic London đang chứng minh điều ngược lại. Vì sao Trung Quốc làm được thế?
Triết lý thống lĩnh môn
Dường như quan điểm “bá chủ” của Trung Quốc được định hình rất rõ trong nhiều năm qua. Muốn trở thành số 1 thế giới, trước hết họ phải là số 1 ở những môn thi đấu được coi là sở trường của mình. Số 1 ở đây được Trung Quốc đưa ra với ngưỡng gần như tuyệt đối, tức không cho đối thủ một cơ hội giành lấy dù chỉ 1 huy chương trong các nội dung thi đấu của bộ môn.
So với 4 năm trước, dường như quyết tâm làm “bá chủ” bộ môn ở Olympic London còn được Trung Quốc thực hiện tốt hơn cả ở Bắc Kinh.
Bản lĩnh của Lin Dan trước Lee Chong Wei của Malaysia ở môn cầu lông là minh chứng của triết lý thống lĩnh môn.
Trung Quốc đã giành vàng tuyệt đối trong tất cả các nội dung của môn bóng bàn tại London với 4 HCV, 2 HCB và chỉ kém 2 HCĐ so với Olympic trước. Đặc biệt hơn ở môn cầu lông, lần đầu tiên trong lịch sử, Trung Quốc thâu tóm tất cả các HCV của các nội dung với 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ, hơn 2 HCV so với những gì họ đã có được 4 năm trước.
Tương tự ở môn nhảy cầu, Trung Quốc giành được 5 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ và chỉ để mất 1 HCV duy nhất vào tay IIya Zakharov của Nga ở nội dung đơn nam 3m.
Ngoài ra hai môn sở trường khác của Trung Quốc là thể dục dụng cụ và cử tạ dù không thể chiếm thế áp đảo như cách đây 4 năm song Trung Quốc vẫn là quốc gia số 1. Ở môn thể dục dụng cụ, Trung Quốc giành được tất cả 4 HCV, 3HCB, 1 HCĐ (kém 7 HCV, 1 HCB, 4 HCĐ so với Olympic Bắc Kinh). Trong khi đó ở môn cử tạ họ giành được 5 HCV, 2 HCB (kém 3 HCV, 1 HCB so với Olympic Bắc Kinh)
Sự trỗi dậy của bơi lội Trung Quốc
4 năm trước tại Bắc Kinh, bơi lội Trung Quốc dù rất nỗ lực cũng chỉ có thể giành được 1 HCV duy nhất ở nội dung bơi bướm 200 m của nữ kình ngư Liu Zige. Thế nhưng tới Olmypic London, Trung Quốc đã khiến các đối thủ trong đó có cả Mỹ phải "té ngửa" vì sự trỗi dậy của họ trên đường đua xanh.
Kết thúc môn bơi lội tại Olympic, đoàn Trung Quốc giành được tới 5 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ trong đó có 3 kỷ lục (2 kỷ lục thế giới và 1 kỷ lục Olympic) để hất văng bơi lội Autralia khỏi vị trí thứ 2 mà "đất nước chuột túi" có được từ 4 năm trước. Trong số những kỷ lục gia của bơi lội Trung Quốc thì phải kể tới siêu kình ngư Shiwen Ye. Cô gái 16 tuổi quê Chiết Giang này không những giành 2 HCV, phá hai kỷ lục mà còn tạo ra một cuộc khẩu chiến giữa giới quan chức thể thao Trung Quốc - Mỹ xung quanh thành tích nằm ngoài sức tưởng tượng của Ye.
Shiwen Lee - biểu tượng cho sự trỗi dậy của bơi lội Trung Quốc
Mỹ dù thi đấu rất thành công và giành tới 16 HCV (hơn 4 HCV so với Olympic Bắc Kinh) của môn bơi lội vẫn không thể giúp thể thao họ vượt qua Trung Quốc trong nhiều ngày trên bảng tổng sắp huy chương.
Kết thúc ngày thi đấu thứ 11 của Olympic London 2012, Trung Quốc vẫn đang là đoàn dẫn đầu với 36 HCV, 22 HCB, 19 HCĐ. Mỹ ít hơn 2 HCV và đang tạm đứng vị trí thứ 2.
Olympic London còn 2 ngày nữa sẽ khép lại, cuộc đua để giành thế thống lĩnh thể thao thế giới giữa Trung Quốc và Mỹ chắc chắn sẽ còn gay cấn đến phút chót và không chừng Mỹ tiếp tục bị hạ bệ!
Theo VTC News
-
Thể thao24/06/2020Quang Hải trở thành tâm điểm chỉ trích từ cộng đồng mạng sau khi những tin nhắn có nội dung riêng tư của cầu thủ này bị công khai lên mạng xã hội.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020HLV Chu Đình Nghiêm của Hà Nội FC cho biết sẽ bảo vệ Quang Hải sau sự cố bị hack facebook đáng tiếc.
-
Thể thao Việt Nam23/06/2020Trong buổi talkshow trên fanpage CLB Hoàng Anh Gia Lai, tiền vệ Lương Xuân Trường đã chia sẻ điều khá bất ngờ về kinh nghiệm xuất ngoại. Theo đó, anh cho biết, ngoại ngữ không hề quyết định đến việc cầu thủ có thể thành công ở nước ngoài hay không.
-
Thể thao quốc tế22/06/2020Mâu thuẫn giữa Liên đoàn Bóng đá Indonesia (PSSI) và HLV Shin Tae-yong vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi ông thầy Hàn Quốc tiếp tục chỉ trích PSSI không chịu lắng nghe.
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Thể thao Việt Nam21/06/2020HLV Park Hang Seo tìm được lời giải bài toán không Trọng Hoàng trận Việt Nam đấu Malaysia ở vòng loại World Cup 2022, nhưng với Đoàn Văn Hậu thì còn lắm hóc búa...
-
Thể thao21/06/2020Đoàn Văn Hậu sẽ chính thức hết hạn hợp đồng với SC Heerenveen vào ngày 30/6. Chưa có bất kỳ động thái nào đến từ đội bóng Hà Lan.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Thể thao Việt Nam20/06/2020Công Phượng sẽ không còn phải lo lắng về chuyện tương lai trong mùa giải 2020 nữa.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Thể thao19/06/2020Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á không muốn thay đổi thể thức thi đấu, nên Việt Nam sẽ không có cơ hội đăng cai AFF Cup 2020 trên sân nhà.
-
Thể thao19/06/2020Tiền đạo Công Phượng và các đồng đội tại CLB TP.HCM được thưởng 700 triệu đồng sau trận thắng 3-0 Viettel, vòng 5 V.League 2020.