Cần bảo vệ cả vợ, con của người tố cáo?

Ngoài bảo vệ người tố cáo thì phải tính đến khả năng bảo vệ người thân của họ nữa. Đó là ý kiến của ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) tại thảo luận tổ về dự án Luật tố cáo chiều 1111.

Ngoài bảo vệngười tố cáo thì phải tính đến khả năng bảo vệ người thân của họ nữa. Đó là ýkiến của ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) tại thảo luận tổ về dự án Luật tố cáo chiều11/11.

Bảo vệ ngườitố cáo “trên giấy”?

ĐB Lê Thanh Bình (Bắc Ninh) đánh giá, hiện nay nguy cơ đe dọa người tố cáo làrất cao. Trong thực tế khi lộ thông tin tố cáo thì người tố cáo bị cả xã hội đenđe dọa.

Thế nhưng quy định bảo vệ người tố cáo trong dự luật rất chung chung và rất khó khả nănghiện thực trong trên thực tế.

ĐB Bình nêu tìnhhuống: “Dự thảo Luật chỉ nêu phải có biện pháp cần thiết để giữ bí mật và bảo vệcho người tố cáo nhưng nếu người người tố cáo ở xa thì cơ quan tiếp nhận đơncũng không có phương tiện và tài chính để làm việc đó”.

Cần bảo vệ cả vợ, con của người tố cáo?
Tiếp nhận, giải quyết tố cáo phải giữ bí mật cho người tố cáo khi họ có yêu cầu. Ảnh minh hoạ, nguồn: congannghean.vn

“Nếu quy trách nhiệmbảo vệ người tố cáo thuộc về địa phương thì giao thế nào, giao cho ai, nếu khônghoàn thành nhiệm vụ thì trách nhiệm thế nào…? Những câu hỏi đó, dự thảo luật vẫnchưa trả lời được”.

ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, ngoài bảo vệ người tố cáo thì phải tính đếnkhả năng bảo vệ người thân của họ nữa. Tên thực tế người bị đe dọa là người tốcáo nhưng người nhận hậu quả trả thù lại là những người thân của họ.

Đơn tố cáo nặc danh “có giá trị”

Về nội dung tố cáo nặc danh, những phát biểu của các ĐB lại quay về 2 luồng quanđiểm trái chiều của UB Pháp luật QH và Chính phủ.

ĐB Nguyễn Nhật (Hà Tĩnh) tán thành ý kiến không xem xét tố cáo nặc danh vì thựctiễn xác minh mất nhiều thời gian công sức mà không ít trường hợp vì động cơ cánhân, vu cáo, vu khống.

"Tố cáo nặc danh thường xảy ra lúc bầu cử, xảy ra lúc sắp xếp nhiệm vụ, chứcquyền nào đó. Chính vì lẽ đó, một số quy định của Đảng, Nhà nước không xem xétđơn thư nặc danh”, ông Nhật lý lẽ.

Không đồng tình với quan điểm này, ĐB Trần Du Lịch nói, “nặc danh và không nặcdanh, cái nào cũng có lý”.

 
“Giữa nặc danh có bằng chứng cụ thể với “xưng tên xưng họ” rõ ràng nhưng nộidung toàn “nghe nói” thôi thì cái nào có giá trị?”, ĐB Lịch so sánh.

Theo vị ĐB này, không nên quá coi trọng hình thức là đơn nặc danh hay rõ ràngtên, địa chỉ mà cần quan tâm nhiều hơn nội dung của đơn tố cáo.

Khi người tố cáo “thách thức”...

Nhiều ĐB lo lắng khi Luật tố cáo đi vào cuộc sống sẽ vấp phải những hạn chế màLuật Khiếu nại, tố cáo ban hành trước đó chưa giải quyết được như tố cáo đôngngười, thời hiệu của tố cáo, và trách nhiệm của người giải quyết tố cáo.

Ông Lịch cho rằng nên quy định rõ đơn tố cáo gồm những nội dung gì để cấu thànhđiều kiện giải quyết hay chỉ là cung cấp thông tin.

Vị ĐB này dẫn ra một ví dụ: Có công dân ở TP.HCM “thách thức” cơ quan công quyềnkhi bảo đảm nội dung tố cáo của mình, “nếu sai thì khép tội vu cáo còn nếu tôiđúng thì phải giải quyết”.

“Xử lý tố cáo chỉ có 2 con đường đúng hoặc sai. Không có tường hợp lơ lửng. Nếutố cáo sai thì xử lý người tố cáo luôn. Tuy vậy, trách nhiệm của người xử lý tốcáo đến đâu và như thế nào thì chưa thấy quy định”, ĐB Lịch nói.

Theo Thông Chí
Bee



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.