Hai bà mẹ trẻ và nỗi đau xé lòng

Thật ngẫu nhiên, Nguyễn Thị Minh, sinh 1974, quê ở Anh Sơn, Nghệ An và Phùng Thị Xuyến, sinh 1976, quê ở Việt Yên, Bắc Giang, cùng thụ án tại trại giam Hoàng Tiến, tỉnh Hải Dương và cùng phạm tội mua bán chất ma tuý, cùng bỏ lại phía sau mình những đứa con thơ dại.

Thật ngẫu nhiên,Nguyễn Thị Minh, sinh 1974, quê ở Anh Sơn, Nghệ An và Phùng Thị Xuyến, sinh1976, quê ở Việt Yên, Bắc Giang, cùng thụ án tại trại giam Hoàng Tiến, tỉnh HảiDương và cùng phạm tội mua bán chất ma tuý, cùng bỏ lại phía sau mình những đứacon thơ dại.

Trước khi tiếp xúcvới hai nữ phạm nhân Nguyễn Thị Minh và Phùng Thị Xuyến, can tội mua bán chất matuý, các cán bộ trại giam Hoàng Tiến nói với chúng tôi rằng: “Họ là nhữngphạm nhân cải tạo tốt và phạm tội trong hoàn cảnh khá cá biệt. Vì liên quan đếnma tuý, trao đổi ma tuý, họ phải nhận hình phạt như luật định, không ai chốicãi. Song quả thật, trong quá trình cải tạo, ai cũng biết họ là những người mẹmang tội với chính các con mình khi chúng còn thơ bé. Hệ lụy của hành vi mà họgây ra chỉ đến những lúc phải ngồi trong trại giam mới thấu hiểu nặng nề đếnnhường nào. Ít có điều kiện gia đình thăm nuôi, nhưng họ lại có sự động viên,khích lệ từ những lá thư của các con. Và họ khát khao cải tạo tốt để sớm có ngàytrở về...”.

Lập gia đình từ năm1992, Nguyễn Thị Minh khi đó mới 18 tuổi. Chồng cô là một sỹ quan quân đội.Trong thời gian công tác tại Nghệ An, họ gặp nhau, yêu nhau rồi xin phép giađình hai bên xây dựng hạnh phúc. Một năm sau, vợ chồng Minh sinh được cô con gáivà sống với nhà ngoại thêm 3 năm nữa. Năm 1994, chồng Minh chuyển công tác lênLạng Sơn và cô cũng bế con theo chồng lên đó sinh sống. Chồng Minh vẫn công táctrong quân ngũ, còn cô ở nhà mở quán cà phê Trung Nguyên gần chợ Đông Kinh,thành phố Lạng Sơn.

Hai bà mẹ trẻ và nỗi đau xé lòng
Nguyễn Thị Minh và Phùng Thị Xuyến

Cuộc sống gia đìnhổn định, êm ấm nên năm 2000 Nguyễn Thị Minh lại sinh thêm một cậu con trai.Trong làm ăn, Minh có cho một cô bạn quen vay vốn, sau này cô ta vỡ nợ không cóđiều kiện hoàn trả nên xoay sang bán ma tuý lẻ. Vì quán cà phê là điểm đôngthanh niên qua lại, đủ các thành phần, có thể “làm ăn” được nên cô bạn bàn đưa“hàng trắng” cho Minh giao hộ và cũng là để trả nợ dần. Minh đã đồng ý và thựchiện được một vài lần thì bị công an bắt quả tang vào một ngày tháng 5-2004 cùng6 phân ma tuý. Sau đó, Minh bị TAND TP Lạng Sơn tuyên phạt 12 năm tù giam.

Lúc bị bắt, cũng làlúc gia đình nhỏ bé của Minh tan vỡ. Chồng Minh ly dị nên phải nhờ gia đìnhngoại trong Nghệ An ra đón các cháu về quê nuôi dạy giúp. Đã hơn 6 năm nay, sốngtrong trại giam hàng tháng Minh vẫn nhận được thông tin từ gia đình và thườngxuyên nhận thư của các con. Cô con gái lớn năm nay đã vào lớp 12 và cậu con traiđang học lớp 5 đều ngoan và học giỏi. Minh cũng bớt day dứt.

Còn Phùng Thị Xuyếnở Việt Yên, Bắc Giang, tuy có hoàn cảnh riêng, nhưng con đường và hậu quả của matuý chẳng khác mấy Nguyễn Thị Minh. Sinh 1976, Phùng Thị Xuyến chỉ là một cô gáinhà nông. Qua người quen giới thiệu, năm 1999, cô xây dựng gia đình với mộtthanh niên ở phố Cốc, xã Dĩnh Trì, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Một nămsau, cô sinh con và không ngờ khi cậu con trai mới được 3 tháng thì người chồngngã bệnh chết. Năm sau nữa, Xuyến xin phép gia đình chồng cho 2 mẹ con về quêngoại ở.

Ngày 22-5-2003, haimẹ con Xuyến về thăm quê nội nhân ngày giỗ chồng. Và người bố chồng có nhờ Xuyếncầm “hàng” đi cùng một anh xe ôm ra phố Cốc giao cho một thanh niên. Xuyến ngoanngoãn làm theo và bị bắt quả tang cùng 1 chỉ ma tuý. Khi bị bắt, bố chồng Xuyếnnhận hết mọi tội lỗi nhưng pháp luật rất rõ ràng và Xuyến đã không thoát mức án13 năm tù giam. Vào trại giam, Xuyến chỉ biết khóc một mình mà thương cho sốphận. Ngoài kia, cậu con trai năm nay đã học lớp 5, đang sống nhờ nhà ngoại, lúcnào viết thư vào cho mẹ cũng chỉ trách hờn “con nhớ mẹ, mà không biết làm cáchnào. Sao bố mẹ lại để con buồn thế...”. Mỗi lần như vậy, Xuyến cũng chỉ biếtkhóc và tự trách mình, căm ghét ma tuý đến tận cùng.

Tiếp xúc với NguyễnThị Minh và Phùng Thị Xuyến, chúng tôi mới thấu hiểu nỗi đau trong cuộc đời họ.Và giờ họ đang gồng mình vượt qua khó khăn về thể xác, tinh thần để sớm có ngàyđoàn tụ với các con. Họ nói “đời phụ nữ, khi có con thì chỉ biết tận tâm vớicon, không còn chồng cũng không sao..”.

Chả thế mà NguyễnThị Minh giãi bày với chúng tôi: “Nhiều đêm trong giấc mơ, Minh cứ nghe văngvẳng bên tai tiếng các con gọi mẹ. Thế là không ngủ được, lại thức chờ trời sángđể đi lao động cho khuây khoả, quên đi nỗi nhớ con da diết. Nhất là đối với côcon gái, năm nay bước sang tuổi 18 đang học cuối cấp. Tuổi con nhỏ nó cần mẹ baonhiêu thì tuổi dậy thì nó cần mẹ gấp bấy nhiêu. Tháng trước, con gái viết thưvào khoe, con vẫn học giỏi nhưng nhiều tâm tư con trẻ chẳng biết nói với ai.“Giá như mà có mẹ ở bên thì đỡ phải suy nghĩ lắm. Mẹ ơi, đã 7 năm rồi nhỉ, conxa mẹ chẳng có tuổi thơ, lúc nào cũng phải lo cho em vì em còn bé...”.

Nói vậy, Nguyễn ThịMinh lặng người cúi đầu như muốn nuốt nước mắt vào trong. Minh bảo: “Thằng Sơn(con trai của Minh) cũng vậy. Năm 2008 khi học lớp 2, trong lần đi thi đọc thơ ởtrường đoạt giải nhất, nó cứ nằng nặc xin chị địa chỉ của mẹ để viết thư hỏithăm. Trong thư nó chỉ khoe: “... Con vừa đoạt giải nhất đấy. Mẹ có khoẻ không?Nhân dịp Giáng sinh con chép bài thơ Mưa tặng mẹ nhé. Mưa ơi đừng rơi nữa - Mẹvẫn chưa về đâu - Chợ làng đường xa lắm - Qua sông chẳng có cầu...”. Đúng là lầnđầu tiên nhận được thư con trai và cứ nhìn vào nét chữ của nó, Minh lại có cảmgiác vừa mừng, vừa hận. Mừng vì con vẫn ngoan, lớn khôn nhiều. Hận mình đã phạmtội để các con khổ. Ai mà hình dung được cơ đoạn cuộc đời lại đến nông nỗi này.Đau đớn nhất vắng mẹ các con mất tuổi thơ...”.

Nói đến đây, Minhbật khóc nên chúng tôi đành quay sang trò chuyện với Xuyến. Phùng Thị Xuyến vẻcứng rắn hơn, nhưng lại nói chuyện về cậu con trai. Xuyến so sánh: “Thằng Sơnnhà chị Minh dù sao cũng còn liên hệ với bố chứ thằng Ngọc Anh nhà em có biếtmặt bố là ai. Lúc bố cháu mất, Ngọc Anh mới được 3 tháng tuổi. Năm 2003 Xuyến bịbắt, con cũng mới 3 tuổi. Khi đến tuổi đi học, bà cho vào thăm mẹ, nó cứ luônmồm hỏi: “Sao mẹ trốn con ở đây?” mà chẳng biết trả lời con ra sao. Thỉnh thoảngnó viết thư vào vẫn trách: “Con đi học về đến nhà lại buồn vì vẫn không thấy mẹ.Tết thiếu nhi, các bạn có bố mẹ đến trường, còn con cứ nép mình một chỗ lại tủithân khóc vì nhớ mẹ...”.

Chuyện của hai ngườimẹ trẻ còn dài, nhưng chỉ ngần ấy cũng đã đủ hiểu được nỗi đau xé lòng của họ.Mong rồi những ai đã từng làm cha, làm mẹ, hãy đừng nhầm đường, sa chân vào tộilỗi để đánh mất mình và đánh mất tuổi thơ của con trẻ.

Theo Công anHải Phòng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.