Ngay ngáy lo những trạm điện “nguy hiểm cấm sờ” bên đường

Sau khi được hạ ngầm “rác trời”, vỉa hè của nhiều tuyến phố lại trở thành “bãi rác” lắp công tơ, dây điện, tủ điện... Những “công trình” này gây cản trở giao thông và rình rập những hiểm nguy khôn lường.

Sau khi được hạ ngầm “ráctrời”, vỉa hè của nhiều tuyến phố lại trở thành “bãi rác” lắp công tơ, dâyđiện, tủ điện... Những “công trình” này gây cản trở giao thông và rình rậpnhững hiểm nguy khôn lường.

Ngổn ngang “đầulâu xương chéo”

Ngay ngáy lo những trạm điện “nguy hiểm cấm sờ” bên đường
Hộp điện "nguy hiểm - cấm sờ" chiếm cả lối đi

Sau khi hạ ngầm các loại dây điện, dây cáp viễnthông, hàng trăm trạm biến áp được đặt chềnh ềnh giữa vỉa hè các tuyến đườngnội đô Hà Nội. Đơn cử như trên đường Nguyễn Lương Bằng, nhiều đoạn vỉahè chỉ rộng hơn 1m nhưng được “tận dụng” đặt tới 3-4 trạm biến áp, chiếmluôn lối đi của người đi bộ. Vỉa hè bị bít, nhiều người đi bộ phải nhảyxuống lòng đường!

Trên đường Nguyễn Trãi, các trạm biến áp đượctreo bảng “đầu lâu xương chéo” ghi rõ dòng chữ nguy hiểm cấm sờ nhưng chỉcảnh báo ở một phía. Người đi đường rùng mình khi thấy những đường dây điệnto tướng hở cả lõi đồng bên trong nằm sát dưới mặt đất. Trong khi đó, rấtnhiều đoạn vỉa hè, trẻ em cứ vô tư nô đùa cạnh các tủ điện.

Tình cảnh này khiến người dân hết sức bức xúc.Anh Nguyễn Chí Cường ở 78 Nguyễn Trãi bất bình: “Dọn “rác trời” lại trơ rarác vỉa hè, kéo theo sự nguy hiểm đến tính mạng của người dân. Nếu không cócách làm hiệu quả thì để rác trời cho xong”. Theo anh Cường, các tủ điện đặtdưới vỉa hè trên đoạn đường Nguyễn Trãi này rất dễ bị chập điện dẫn đến cháynổ vì mùa mưa đoạn đường này thường xuyên ngập chìm trong nước.

Ngay ngáy lo những trạm điện “nguy hiểm cấm sờ” bên đường
Trên đường Nguyễn Lương Bằng, cứ vài mét lại xuất hiện 1 tủ điện

“Biết họ lắp tủ điện ở vỉa hè, tôi đã phản đốinhưng không được. Đường của nhà nước dân chúng tôi chỉ biết phản ánh thôi,đến khi có người bị điện giật chết rồi mới đổ lỗi cho nhau thì đã quá muộn”,cụ bà Nguyễn Thị Nhi - 83 tuổi, ở 42 Nguyễn Lương Bằng (Đống Đa) than phiền.

“Luôn đảm bảoan toàn về điện”

Đồng lòng với những bấtbình của nhân dân quanh việc “tận dụng” vỉa hè để đóng trạm biến áp, PhóChủ tịch UBND phường Nam Đồng (Đống Đa) - bà Phạm Thị Thuý Hà - chobiết: Ngay từ tháng 7, khi thi công các hạng mục hạ ngầm đường cáp điện,phường Nam Đồng đã đề nghị chủ đầu tư có biện pháp di chuyển ngay một sốtrạm biến áp. Nhưng đến nay vẫn không được thực hiện.

Ngay ngáy lo những trạm điện “nguy hiểm cấm sờ” bên đường
Đường dây vào hộp lưu điện bị cắt trộm trơ cả lõi đồng

Bà Hà thừa nhận một sốtrạm biến áp đặt sát trên vỉa hè phố Nguyễn Lương Bằng là chưa hợp lý,nằm chắn hết chiều rộng vỉa hè, cản trở người đi lại. Hơn nữa, đây làđoạn đường thường xuyên ngập úng khi trời mưa. Khoảng cách mặt vỉa hèđến đáy hộp chỉ cao 50cm là không an toàn, rất dễ chập điện, gây nguyhiểm người đi đường và nhà dân gần đó.

Trao đổi vớiđại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Quang Hà - Phó Giám đốc Ban quản lýGiao thông đô Thị Hà Nội (Sở GTVT) - thừa nhận việc đặt các trạm biến áp gâycản trở người đi bộ trên vỉa hè ở  một số tuyến phố. Ông Hà nói: “Chúng tôikhông khuyến khích người dân tiếp xúc với hộp lưu điện, đã khuyến cao bằnghình ảnh đầu lâu xương chéo. Còn việc đi ngầm cáp điện là mục tiêu của TP.Nếu không đặt tủ điện trên vỉa hè thì không bao giờ hạ ngầm cáp được”.

Theo ông Hà, những “cái bẫy” này sẽ đảm bảo antoàn về điện. Chủ đầu tư và tư vấn đã nghiên cứu kỹ vấn đề này. Về chiều caocủa các hộp điện đảm bảo an toàn về mùa mưa. Sau khi hoàn thành, Ban quản lýdự án Giao thông đô thị sẽ bàn giao hoàn toàn cho ngành điện. Đơn vị này sẽchủ động cắt điện nếu như có úng lụt, và điện tự ngắt nếu như bị rò rỉ.


Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.