Nhà ông Vươn bị phá do "dân làm vì bức xúc"?

Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Đỗ Trung Thoại lần đầu tiên tiết lộ thông tin hoàn toàn trái ngược về việc phá "nhầm" ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn: Lực lượng cưỡng chế không phá mà do nhân dân bất bình.

Phó Chủ tịch UBNDTP.Hải Phòng Đỗ Trung Thoại lần đầu tiên tiết lộ thông tin hoàn toàntrái ngược về việc phá "nhầm" ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn: Lựclượng cưỡng chế không phá mà do nhân dân bất bình.


Lực lượngcưỡng chế không phá?

Sáng 17/1, thaymặt lãnh đạo Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND TP Đỗ Trung Thoại đãthông báo với báo chí một số nội dung liên quan đến vụ cưỡng chếvà nổ súng chống cưỡng chế của gia đình ông Vươn. Một lần nữa,ông Thoại vẫn khẳng định việc giao và thu hồi đất là hoàn toànđúng các quy định của pháp luật đất đai.

Nhà ông Vươn bị phá do "dân làm vì bức xúc"?
Ông Đỗ Trung Thoại: "Nhân dân bức xúc phá nhà ông Vươn" - Ảnh: Người Lao Động 
Tất cả các câu trả lời của báo chíđều được ông Phó Chủ tịch nói ngắn gọn: “Xin tiếp thu. Vụ việcđang trong quá trình rà soát, khi có kết luận sẽ thông tin chínhthức và sẽ bày tỏ quan điểm. Sau khi có kết luận sẽ xử lý nghiêmminh”. 

Đáng lưu ý, trướcthông tin cưỡng chế “nhầm”, phá ngôi nhà ông Vươn nằm ngoàiquyết định cưỡng chế, Phó Chủ tịch UBND TP.Hải Phòng Đỗ TrungThoại lần đầu tiên tiết lộ thông tin hoàn toàn trái ngược. ÔngThoại quả quyết: “Việc phá nhà ông Vươn là do nhân dân bất bìnhvà bức xúc quá nên làm vậy. Nhiều người dân không đồng tình vớiviệc làm của ông Vươn và một số tờ báo viết sai”.

Ông Thoại chobiết thêm, theo quy định của pháp luật, đây là nơi nuôi trồngthủy sản nên không được phép xây nhà và nhà của ông Đoàn VănVươn "chỉ là 1 gian nhà nhỏ".

Ông Đỗ TrungThoại cũng cho biết, hành vi chống người thi hành công vụ củamột số người trong gia đình ông Vươn là vi phạm pháp luật cầnphải xử lý nghiêm, còn chính quyền huyện, xã, cơ quan chức năngsai đến đâu hiện đang trong quá trình xác minh.

Trước đó, tạicuộc họp báo chính thức do UBND TP.Hải Phòng chủ trì chiều tối12-1, Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền đã thừa nhận:“Ngôi nhà nằm trong diện tích đất chưa bị cưỡng chế. Nhưng vìđây là nơi các đối tượng cố thủ và tấn công các lực lượng cưỡngchế, nên áp dụng biện pháp phá ngôi nhà”.

Tham dự cuộc họp báo do UBND TP.HảiPhòng tổ chức còn có ông Bùi Quang Sản, GĐ sở TN-MT; Phạm VănPhích, Phó chánh án TAND TP.Hải Phòng; Ông Vũ Sỹ Hưng, Phótrưởng phòng CSĐT Tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.HảiPhòng. 

Cơn bĩcực của vợ con chủ đầm sau cưỡng chế

Những ngày này,vợ con chủ đầm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý đến nhà chị Mịn (vợanh Đoàn Văn Thoại) ở Tân Quang (xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng)tá túc.

Nhà ông Vươn bị phá do "dân làm vì bức xúc"?
Nhà bị san phẳng, hai chị Thương và Hiền đưa lũ trẻ đi ở nhờ 

Anh Thoại hiệnđang lẩn trốn vì bị xác định có tham gia vụ xả súng bắn bịthương 6 cán bộ, chiến sĩ công an và quân đội. Ngôi nhà cũ ởthôn Thúy Nẻo (xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng) vốn do ông Đoàn VănThiển (bố anh Vươn, đã mất) xây dựng từ số tiền tích cóp từ nuôivịt nhiều năm trước giờ chỉ còn lại mẹ anh Vươn (hơn 80 tuổi) vàngười em út bị tâm thần Đoàn Thị Nhánh (39 tuổi) đang ở.

Buồn đau khichồng đang bị giam, ngôi nhà ở đầm đã bị san phẳng dù không nằmtrong phần đất bị cưỡng chế, nhưng chị Nguyễn Thị Thương (42tuổi, vợ chủ đầm Vươn) và chị Phạm Thị Báu (tức Hiền, 30 tuổi,vợ chủ đầm Quý) vẫn cảm thấy an ủi phần nào khi họ được ở ngoàilo Tết cho đám con trẻ.

Chị Thương và chịHiền được tại ngoại dù đã bị khởi tố bị can về tội chống ngườithi hành công vụ.

“Giờ tôi cũngchẳng biết làm thế nào, đến đâu tính đến đó, thương nhất là mẹgià và đứa em tâm thần không biết lấy gì mà ăn. Trước đây, hằngtháng, chúng tôi vẫn gửi tiền về nuôi mẹ. Sự việc xảy ra nhưthế, đau buồn lắm. Tôi chỉ mong được hưởng lượng khoan hồng, anhVươn anh Quý được tại ngoại về ăn Tết” - chị Hiền nói.

Kể từ ngày đượctại ngoại, 2 chị Thương và Hiền vẫn xuống khu đầm 21ha của giađình chưa bị cưỡng chế, hy vọng kiếm được chút con tôm, con cáđể lo cái Tết cho gia đình.

Nhà ông Vươn bị phá do "dân làm vì bức xúc"?
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Vươn đã bị san bằng sau vụ cưỡng chế 

Lực lượng trôngcoi ở đây yêu cầu họ muốn vào đầm phải xin giấy cấp trên, nhưng2 chị cho biết đã ra UBND xã Vinh Quang xin mãi vẫn chưa được.“Khu đầm 21ha của nhà tôi chưa bị cưỡng chế còn nhiều tôm, cálắm. Tôi nhìn thấy nhiều người cứ ngang nhiên vào đánh bắt hếttôm cá mà xót lòng lắm” - chị Hiền nói.

Ông Nguyễn VănĐại (ở Hải Dương) kể, anh Đoàn Văn Vươn rất chịu khó. Năm 2001,bị bão đánh vỡ đoạn đê bao ngoài biển bảo vệ đầm, anh Vươn cóthuê máy xúc của ông Đại làm lại đê bao, với giá công 250 nghìnđồng/giờ.

Làm xong đoạn đêbị vỡ, anh Vươn nợ số tiền tổng cộng tính ra hơn trăm cây vànglúc bấy giờ. “Đến giờ, gia đình anh Vươn đã trả được đồng nàođâu và tôi cũng chưa đòi vì thấy Vươn là người chất phác, chịukhó làm ăn. Mỗi dịp Tết đến, Vươn lại đến nhà tôi biếu con cá.Nhiều lúc muốn gọi điện thoại hỏi thăm việc làm ăn của Vươn rasao, tôi cũng chẳng dám gọi vì ngại Vươn tưởng mình gọi đòi tiềnnợ nên thôi”- ông Đại nói.

Theo VTC News



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.