Vedan bồi thường... trớt quớt!

Tuy nhiên, thuyết minh của ông Yang chỉ là những số liệu cũ từ hơn một năm trước và rất lòng vòng nên ông Nguyễn Trung Tín cắt ngang: “Tôi khẳng định tôm Cần Giờ của TPHCM có chất lượng hàng đầu khu vực ĐBSCL, giá cả những năm thấp nhất cũng đến 40

“Không để nông dân thiệtthòi hơn nữa” - Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Trung Tín khẳng định như vậysau khi nghe báo cáo về tiến độ thương lượng bồi thường thiệt hại của Vedanvới nông dân Cần Giờ ngày 15-7.

Theo ông Đoàn Văn Sơn, PhóChủ tịch UBND huyện Cần Giờ - TPHCM, trước năm 1995, Thạnh An là một xã khágiả so với mặt bằng kinh tế chung của huyện nhờ nuôi trồng, đánh bắt thủysản. Những người có phương tiện đánh bắt thô sơ vẫn có cuộc sống ổn định.

Nghèo vì Vedan

Tuy nhiên, những năm1995- 1997, kinh tế Thạnh An bắt đầu sa sút, các ngành nghề chủ lực giảmdần, năng suất không cao. Đánh bắt thủ công không còn hiệu quả nhưngngười dân vẫn cố đeo bám để lo sinh kế. Từ một xã trù phú, Thạnh An trởthành xã bết bát nhất huyện với 60% hộ nghèo.

Vedan bồi thường... trớt quớt!
Cuộc sống của gia đình anh Nguyễn Hồng Hải ở xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ - TPHCM ngày càng khó khăn hơn từ khi Vedan làm ô nhiễm sông Thị Vải.

Ông Nguyễn Văn Phước,Viện trưởng Viện Môi trường - Tài nguyên (IER), cho biết kết quả tínhtoán thiệt hại của nông dân Cần Giờ cùng diện tích, sản lượng thiệt hạido IER đưa ra là qua phương pháp khoa học và khảo sát thực tiễn. Về đơngiá bồi thường, Vedan đưa ra con số 21.000 đồng/kg thủy sản là khôngchính xác vì thời điểm nào phải tính giá thời điểm đó, không thể lấy giátrung bình 14 năm qua và con số 50.000 đồng/kg mà IER đưa ra là có cơsở.

Tổng Giám đốc Vedan VN, ôngYang Kim Hsiang, cho rằng diện tích gây ô nhiễm phải cố định và nếu TPHCM cóbị ảnh hưởng thì cũng chỉ dưới mức 10%. Trong khi đó, IER xác định Thạnh Annằm trong vùng ô nhiễm nghiêm trọng tỉ lệ 30,3% và vùng ô nhiễm tỉ lệ 10,1%.“Vedan không trốn tránh trách nhiệm nhưng vì chưa nhận được bất kỳ tàiliệu khoa học nào về việc xác định thiệt hại bên phía VN nên vẫn duy trìbiên bản cuộc họp tháng 1-2010 và xin thuyết minh để tránh gây hiểu lầm” - ông Yang nói.

Cãi chày cãi cối

Tuy nhiên, thuyết minh củaông Yang chỉ là những số liệu cũ từ hơn một năm trước và rất lòng vòng nênông Nguyễn Trung Tín cắt ngang: “Tôi khẳng định tôm Cần Giờ của TPHCM cóchất lượng hàng đầu khu vực ĐBSCL, giá cả những năm thấp nhất cũng đến40.000 đồng/kg nên mức của Vedan đưa ra là trớt quớt! Nếu Vedan cứ khăngkhăng thiệt hại của nông dân Thạnh An chỉ 1,7 tỉ đồng thì xin hỏi các ông1,7 tỉ đồng  tương đương 17 tấn tôm, chẳng lẽ trong 14 năm, người dân chỉđánh bắt được bấy nhiêu? Mức 45 tỉ đồng IER đưa ra trong 14 năm, trung bình3 tỉ đồng/năm, là không nhiều. Chúng tôi tính toán để người dân không thiệtthòi quá lớn nhưng cũng không áp đặt để gây thiệt thòi cho doanh nghiệp”.

Theo ông Nguyễn Văn Phụng,Chủ tịch Hội Nông dân TPHCM, ông Yang nói chưa nhận được tài liệu, chứng cứkhoa học nào từ phía VN là chưa chính xác vì hội đã nhiều lần mời Vedan đếnlàm việc về mức độ bồi thường nhưng đều bị từ chối với nhiều lý do. “Tôi vẫncòn công văn phúc đáp của Vedan đây, toàn từ chối cả” – ông Phụng bức xúc.Ông Phụng cho biết hiện nông dân bị thiệt hại đang chờ kết quả thương lượngvới Vedan về mức bồi thường theo kết quả tính toán của IER nhưng vẫn làm đơnvà giấy ủy quyền để khởi kiện công ty này. “Trong tuần sau, hội và tổluật sư hỗ trợ pháp lý cho nông dân sẽ thu gom đơn kiện, rà soát lại. Nếuthương lượng không đưa lại kết quả mong muốn, trong tháng 7-2010, đơn kiệnVedan sẽ được đặt lên bàn TAND huyện Cần Giờ” – ông Phụng quả quyết.

Chấp nhận đề nghị của ôngYang, ông Tín chỉ đạo các đơn vị liên quan trong 2 ngày 20 và 21-7 cung cấpcho Vedan các văn bản liên quan đến thiệt hại của nông dân Thạnh An, cũngnhư hướng dẫn công ty đi thực tế tại Cần Giờ để thương lượng với nông dân. “Nếutrong 2 ngày này mà không thỏa thuận được mức độ bồi thường thì phải đến tòaán phân xử. 14 năm qua, nông dân đã chịu thiệt đủ rồi, chính quyền TP khôngthể để họ thiệt thòi hơn nữa!” – ông Tín khẳng định.

Đồng Nai: Kiện hay không do dân quyết định

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đã sẵn sàng

Tại buổi họp báo thông báo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2010 do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức ngày 15-7, bà Huỳnh Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho rằng con số 120 tỉ đồng mà tỉnh đề nghị Vedan bồi thường được xác định trên cơ sở đã rà soát.
 
Nếu 300 người không thể đại diện cho trên 5.000 người đòi bồi thường thì cá nhân có thể tự khởi kiện đòi bồi thường. Việc khởi kiện hay bồi thường, Đồng Nai  không thể làm theo cách của TPHCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Mặt khác, số tiền Đồng Nai đòi bồi thường tăng từ 15 tỉ đồng lên 120 tỉ đồng đã được tỉnh cân nhắc thận trọng, có trách nhiệm để giải quyết theo thể thức hành chính, chưa kiện ra tòa.
 
Theo ông Huỳnh Văn Tới, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đồng Nai, đòi Vedan bồi thường thiệt hại là chưa có tiền lệ vì vấn đề định lượng thiệt hại rất khó. Số tiền đòi bồi thường bao nhiêu hiện đang có nhiều ý kiến khác nhau nên tỉnh chưa có ý kiến, còn việc có kiện ra tòa hay không là do dân quyết định.
 
. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giấy tờ liên quan dến vụ 1.255 hộ nông dân tham gia khởi kiện Vedan đang được các ngành chức năng hướng dẫn cho người dân. Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Trưởng Ban Chỉ huy thống kê thiệt hại kinh tế và môi trường vụ Vedan, cho biết tất cả hồ sơ pháp lý sẽ hoàn thành trước ngày 25-7, sau đó sẽ kiểm tra, rà soát lần cuối trước khi chuyển cho TAND huyện Tân Thành thụ lý.

K.Cương

Theo Thu Sương
 NLĐ




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.