- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
10 cách dạy con càng lớn càng khôn ngoan
Không cha mẹ nào không muốn con mình càng ngày càng khôn ngoan và vững vàng trong cuộc sống sau này. Vậy cha mẹ có thể làm gì để giáo dục con mình thành những người khôn ngoan, thành đạt trong tương lai?
Không cha mẹ nào không muốn con mình càng ngày càng khôn ngoan và vững vàng trong cuộc sống sau này. Vậy cha mẹ có thể làm gì để giáo dục con mình thành những người khôn ngoan, thành đạt trong tương lai? Cùng tìm hiểu 10 cách dạy con càng lớn càng khôn ngoan dưới đây.
1. Giúp con hạnh phúc
Trẻ em cần phải được cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Khi là đứa trẻ hạnh phúc, bé tự tin hơn và nhận biết được giá trị của bản thân mình. Cha mẹ có thể mang đến cho con cái mình niềm vui và hạnh phúc bằng cách dành thời gian với con nhiều nhất có thể.
Hãy giao tiếp với con nhiều hơn, nói chuyện với con về một ngày của con đã trải qua như thế nào, thông qua đó dạy cho con tự hào về những điều mình đã làm được. Không có gì khiến trẻ hạnh phúc hơn việc được cha mẹ dành thời gian và sự quan tâm đến cuộc sống của chúng.
2. Tìm hiểu thế giới rộng lớn
Một cách khác để nuôi dưỡng các tài năng, đó là cho con trải nghiệm thế giới rộng lớn ngoài kia. Đừng nhốt con ở nhà với các trò chơi vô tri vô giác. Hãy kéo con ra khỏi nhà, cho chúng chạm vào cái cây ngọn cỏ, cho chúng nhìn thấy con gà con vịt, để chúng trải nghiệm những chuyến đi để chúng thể hiện sự độc lập từ khâu chuẩn bị, chăm sóc bản thân đến khám phá thế giới.
3. Dạy trẻ niềm hứng thú với học hành
Hãy cố gắng khuyến khích con hứng thú với chuyện học hành và hãy làm cho việc học của con là một phần sinh hoạt của gia đình. Cha mẹ có thể khuyến khích con cái học bằng cách “học đi đôi với hành”: kết hợp chuyện học với các hoạt động cụ thể như khám phá thiên nhiên, đưa con đến các bảo tàng địa phương, đọc truyện và khuyến khích các con xem phim cùng nhau - những bộ phim khoa học, khám phá, hoặc giáo dục.
4. Dạy con biết tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác là một trong những điều quan trọng cơ bản nhất, là nền tảng đạo đức của mỗi người, được hình thành từ thuở thiếu thời. Những em bé biết dạy cách tôn trọng bản thân, tôn trọng người khác, tôn trọng các quy tắc và tôn trọng quyền lợi của người khác… khi lớn lên sẽ trở thành người tốt và có đạo đức. Dạy con biết về sự tôn trọng, đối với một đứa trẻ là điều vô cùng quan trọng.
5. Dạy trẻ biết vâng lời cha mẹ
Cách dễ nhất để dạy trẻ em biết vâng lời cha mẹ là cha mẹ phải nhất quán và công bằng. Đừng làm cho trẻ cảm thấy hụt hẫng bằng sự bất bình đẳng, nói một đằng làm một nẻo… sẽ khiến các con mất niềm tin và lâu dần hình thành sự phản kháng, và tệ nhất là đối phó. Hãy đối xử với các con như nhau, trong cả hình phạt và khen thưởng. Trẻ nhỏ cần phải bị trừng phạt theo cách tương tự khi chúng vấp phải những sai lầm tương tự. Sẽ không công bằng nếu phạm cùng một lỗi nhưng cha mẹ có hai cách phạt khác nhau với hai đứa con.
6. Dạy con tính cẩn thận
Hãy dạy con sự cẩn thận với từng suy nghĩ và từng hành động. Hãy nhắc chúng suy nghĩ trước khi nói hay làm. Nhắc trẻ cẩn thận trong việc lựa chọn bạn bè.
Hãy nhắc bé về các mối đe dọa xung quanh và dặn con cẩn thận khi ra ngoài xã hội. Hãy lưu ý con về những thảm họa trong thế giới phẳng. Ngoài ra, cha mẹ nên dạy con cách đối phó với những người lạ, nhận ra người lạ - người quen.
7. Dạy con tự tin vào bản thân
Dạy con tự tin vào bản thân thực ra không phải là điều khó khăn. Chỉ cần cha mẹ cho phép trẻ em làm việc chúng thích, cho phép chúng va vấp sai lầm và học hỏi từ những sai lầm. Hãy cho con biết, nếu như con có sai lầm thì đó cũng chẳng phải là điều khác thường. Ai cũng có thể gặp sai lầm trong cuộc đời, quan trọng là cách vượt qua và làm lại (mà phải là làm đúng).
8. Dạy trẻ về lòng từ bi
Ích kỷ là một vấn nạn lớn trong xã hội ngày nay, do đó cha mẹ cần phải dạy cho con cái sự rộng lượng và lòng trắc ẩn càng nhiều càng tốt. Một cách dạy trẻ về lòng từ bi, đó là cha mẹ phải hào phóng và cũng có lòng từ bi.
Nếu trẻ thấy rằng cha mẹ chúng hào phóng, sẵn sàng dang tay giúp đỡ người khác, có lòng từ bi nhân ái…, trẻ sẽ tiếp thu các thói quen tốt này từ cha mẹ. Điều đó sẽ làm cho con trở thành một đứa trẻ biết thương xót, biết cảm thông, biết thương người và nhất là không bao giờ lợi dụng sự bất lợi/khuyết điểm của người khác.
9. Lịch sự và khiêm tốn
Lịch sự và khiêm nhường sẽ đến từ việc bé biết ghi nhận những thành tựu của những người khác, vui khi thấy người khác thành công. Cha mẹ có thể dạy con biết lịch sự và khiêm tốn bằng cách cho chúng biết thế nào là thất bại, phải làm sao khi bị thất bại và phải chia sẻ thế nào với thất bại của người khác? Ngoài ra, cũng cần thiết không kém, đó là dạy con cách chấp nhận sự thất bại như thể đó là một kinh nghiệm cho lần thành công sau này.
Đồng thời không nên ganh tị với chiến thắng của người khác, hãy học cách chấp nhận chiến thắng của đối thủ và chúc mừng anh ta với chiến thắng đó. Điều đó làm cho con nhẹ lòng đến thế nào và không khiến cho con một cảm giác nặng nề, thất bại đeo đuổi.
10. Dạy con cách yêu thương
Dạy cho trẻ bết yêu thương người khác : yêu ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn bè, hàng xóm và những người xung quanh... bởi vì tình yêu là gốc rễ của tất cả những điều tốt đẹp. Nếu bạn muốn con mình học những điều tốt đẹp ấy, hãy thể hiện tình yêu đối với chính con mình, hãy cho chúng thấy cha mẹ yêu chúng chừng nào, thích chơi với chúng và thích nhìn thấy con hàng ngày thế nào.
Bên cạnh đó, cũng hãy yêu chính cha mẹ mình, ông bà mình, hãy tốt với những người xung quanh. Trẻ sẽ tiếp thu cách yêu thương của cha mẹ và chúng sẽ biết cách yêu thương.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.