- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
8 điểm nóng giáo dục khiến nhiều gia đình 'sốt xình xịch'
Gia tăng bạo lực học đường; lần đầu tiên thi trắc nghiệm nhiều môn kỳ thi THPT quốc gia; bỏ điểm sàn xét tuyển đại học hay lùm xùm trong dạy thêm, học thêm…
1. Gia tăng bạo lực học đường, mức độ dã man
Nữ sinh ở Lào Cai bị giáo viên đánh bầm dập mặt do không thuộc bài. Ảnh internet. |
Có thể nói, chưa năm nào nạn bạo lực học đường được đề cập nhiều như
năm 2016 với nhiều vụ việc có mức độ dã man, gây bức xúc dư luận. Trong
đó, phải kể đến vụ cô giáo đánh học sinh tím mặt, sưng vù mắt vì viết
sai chính tả tại Lào Cai. Vụ việc khiến cháu bé bị tổn thương nghiêm
trọng ở vùng mặt.
Nhiều vụ nữ sinh đánh nhau như “phim chưởng”
diễn ra liên tiếp trong năm với những hành động dã man như tát tới tấp,
dùng chân đạp liên tiếp vào người đối phương cũng khiến dư luận hết sức
bất bình. Không ít ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần quan tâm hơn đến việc
trang bị kỹ năng, dạy những bài học đạo đức thiết thực gần gũi với cuộc
sống để học sinh có thể sống nhân ái, biết yêu thương hơn...
2. Thi trắc nghiệm THPT Quốc gia (trừ Ngữ văn)
Kỳ thi THPT Quốc gia 2017 được dư luận đặc biệt quan tâm bởi thay đổi
lớn của Bộ GD&ĐT trong cách thi. Tất cả các môn (trừ Ngữ văn) sẽ
thi bằng hình thức trắc nghiệm, trong đó có nhiều môn lần đầu tiên được
thi trắc nghiệm như Toán, Lịch sử… Môn Giáo dục công dân cũng là môn học
lần đầu tiên trong lịch sử được đưa vào cơ cấu môn thi của năm tới.
Hiện
tại, nhiều giáo viên, học sinh đang phải đối mặt với khó khăn vì chưa
quen với cách thi trắc nghiệm, chủ yếu phải vừa dạy, vừa mày mò tự soạn
câu hỏi thi...
Thí sinh dự thi THPT Quốc gia 2017 sẽ có nhiều thay đổi lớn. Ảnh: Đ.Hải. |
3. Bỏ điểm sàn xét tuyển đại học, cao đẳng
Sau hàng chục năm giữ vai trò quan trọng, năm 2017, ngưỡng điểm xét
tuyển đầu vào (điểm sàn) chính thức được loại bỏ. Lý giải của Bộ
GD&ĐT là bỏ điểm sàn sẽ phát huy tính năng động, tự chủ và tự chịu
trách nhiệm của các trường trong việc xác định điểm sàn phù hợp với điều
kiện của từng trường.
Tuy nhiên, quyết sách này cũng gặp phải
nhiều dư luận trái chiều khi một số chuyên gia giáo dục cho rằng nếu
không thực thi bài bản thì đây là cơ hội để nhóm các trường tư trục lợi,
tuyển đủ sinh viên khi trước đến nay vốn thiếu người học. Điều này đồng
nghĩa với việc nhóm trường cao đẳng lao đao, điều mà dư luận đang ví
như bị rút “ống thở”.
4. Game trá hình vào trường học
Tháng 12/2016, một phụ huynh gửi tâm thư đến Bộ GD&ĐT phản ánh
việc Bộ GD&ĐT cổ súy cho học sinh - đặc biệt là học sinh tiểu học -
chơi game online thông qua cuộc thi “Chinh phục vũ môn”. Theo phụ huynh
này, nhiều phần game mang tính bạo lực và nhiều phần yêu cầu phải nạp
thẻ cào với mệnh giá từ 10.000 đồng đến 300.000 đồng.
Trước sự
bức xúc của nhiều phụ huynh, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu tạm dừng cuộc thi,
cũng như yêu cầu các sở GD&ĐT rà soát lại các cuộc thi thiếu phù hợp
trong trường học trên phạm vi toàn quốc.
5. Nhiều lùm xùm xung quanh mô hình trường học mới VNEN
Sau khi công bố kết thúc dự án trường học mới (VNEN) vào tháng
5/2016, nhiều tỉnh, thành phố đề nghị không tiếp tục triển khai do quá
nhiều bất cập, kém hiệu quả.
Bộ GD&ĐT cũng thừa nhận, việc
triển khai mô hình còn máy móc, nóng vội. Hay như trước các bất cập của
Thông tư 30 về đánh giá học sinh tiểu học, Bộ GD&ĐT phải ban hành
thông tư mới là Thông tư 22 để điều chỉnh một số bất cập khiến nhiều phụ
huynh bức xúc trước các kiểu giấy khen, danh hiệu khó hiểu như “khen
từng mặt”, “hoàn thành nhiệm vụ”...
Mô hình VNEN gặp nhiều phản đối từ phụ huynh do không hiệu quả, tốn kém. Ảnh: Đ.Hải. |
6. Dạy thêm học thêm: Cấm nhưng vẫn tràn lan
Nhiều học sinh cho biết phải đi học thêm vì kiến thức thầy cô giảng
dạy trên lớp không đủ để thi vào các trường chất lượng cao, cũng như đại
học, cao đẳng. Còn giáo viên thì mong gỡ quy định này vì chương trình
học hiện còn nặng, thi cử áp lực nên việc dạy thêm, học thêm là cần
thiết để đảm bảo cung cấp đủ kiến thức cho học sinh.
Thực tế cho
thấy, dù cấm nhưng lâu nay đây vẫn chỉ là quyết định trên giấy bởi tình
trạng dạy thêm - học thêm vẫn phổ biến ở nhiều địa phương trên cả nước.
7. Đại học Quốc gia Hà Nội dừng kỳ thi đánh giá năng lực
Sau 2 năm “một mình một sân” trong tuyển sinh bằng bài thi đánh giá
năng lực, ĐH Quốc gia Hà Nội đột ngột dừng kỳ thi này trong năm 2017
tới. Đại diện của trường cho rằng, kỳ thi này có tính chất, mục tiêu
không khác kỳ thi THPT Quốc gia nên tốt nhất là dừng cho đỡ tốn kém,
rườm rà.
Điều này đặt ra không ít băn khoăn khi dư luận cho rằng,
còn nhiều lý do khác chưa được nói ra, trong đó là lùm xùm xung quanh
việc trường này không công bố các đáp án của kỳ thi, cũng như nghi vấn
về việc trường không tuyển đủ thí sinh do kỳ thi thiếu sức hút.
8. Đề án Ngoại ngữ hơn 9.000 tỉ đồng không cán đích
Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn
2008-2020 (gọi tắt là Đề án) được phê duyệt năm 2008. Mục tiêu là đổi
mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong các trường, để "đến năm
2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng và đại
học có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập,
làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa, biến ngoại
ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam".
Đề án có tổng
kinh phí gần 9.400 tỉ đồng. Tuy nhiên, tháng 11/2016, Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định đến năm 2020, nước ta chưa thể thực
hiện các mục tiêu đặt ra trong đề án. Trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ
GD&ĐT nhận trách nhiệm về vấn đề này. Ông thừa nhận đề án cần được
xây dựng thiết thực, khả thi, bám sát mục tiêu.
Theo Phụ nữ Việt Nam
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.