- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Bộ Giáo dục phản hồi thông tin "lò sản xuất tiến sĩ"
"Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng thời gian không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo".
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết như vậy trong cuộc trao đổi với VietNamNet sáng 21/4 xung quanh vấn đề đang được dư luận quan tâm về hiện tượng nhiều tiến sĩ bảo vệ thành công đề tài trong khoảng thời gian ngắn.
Xin bà cho biết quan điểm của Bộ GD-ĐT trong việc cấp phép cho các cơ sở giáo dục, đào tạo trong đào tạo tiến sĩ ở nước ta?
Từ năm 2011 đến nay, điều kiện để cho phép các cơ sở đạo tạo trình độ TS ở nước ta được quy định và thực hiện theo Điều 3, Thông tư 38/2010/TT-BGDĐT ngày 22/12/2010 của Bộ GD - ĐT.
Đây là điều kiện cần thiết tối thiểu để đảm bảo chất lượng đào tạo trình độ TS; gồm các điều kiện về giảng viên, cơ sở vật chất, nghiên cứu khoa học, kinh nghiệm đào tạo.
Thực tế những năm qua, Bộ GD - ĐT thực hiện đúng theo quy định này trong việc cấp phép đào tạo cũng như kiểm tra, xử lý sai phạm.
Năm 2011, Bộ đã rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng và đã dừng tuyển sinh của 101 chuyên ngành của 35 cơ sở đào tạo trình độ tiến sĩ và cảnh báo 38 chuyên ngành của 18 cơ sở đào tạo khác do thiếu giảng viên cơ hữu.
Năm 2012, Bộ chính thức thu hồi quyết định đào tạo tiến sĩ 57 chuyên ngành thuộc 27 cơ sở đào tạo không khắc phụ được tình trạng thiếu giảng viên.
Từ năm 2012, Bộ GD - ĐT đã sửa đổi, bổ sung Quy chế đào tạo trình độ TS, quy định việc thẩm định hồ sơ, luận án để đảm bảo và thúc đẩy việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở.
Điều đó đã thể hiện khá rõ nét quan điểm của Bộ GD - ĐT: Một mặt đảm bảo quyền tự chủ của các nhà trường trong hoạt động đào tạo, Bộ không can thiệp về mặt chuyên môn nhưng mặt khác luôn kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo.
Theo thông tin được công bố trên website chính thức của Học viện Khoa học Xã hội, từ ngày 1/1 đến 11/4, cơ sở này đã tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cho hơn 50 học viên. Có người làm phép tính cơ học để đưa ra kết quả như “Trung bình 1 tháng được gần 20 tiến sĩ, chính xác hơn là 1,76 ngày một tiến sĩ, còn nếu chỉ tính ngày làm việc, thì cứ 1 ngày 1 tiếng 15 phút có một tiến sĩ ra lò”… Điều này nên được nhìn nhận như thế nào?
Việc xác định chỉ tiêu, qui trình tổ chức đào tạo, bảo vệ luận án tiến sĩ phải tuân thủ đúng các qui định hiện hành.
Để đảm bảo chất lượng tối thiểu, chỉ tiêu tuyển sinh được xác định theo Thông tư 32/2015 của Bộ GD - ĐT (trước đây là Thông tư 57/2011/TT-BGDĐT) và một số quy định khác về thời lượng và thời gian đào tạo trình độ TS; tiêu chuẩn giảng viên hướng dẫn, thành viên hội đồng chấm luận án, quy trình bảo vệ,v.v...
Hàng năm, Học viện KHXH xác định chỉ tiêu và báo cáo Bộ GD - ĐT theo quy định. Trong 3 năm gần đây, học viện xác định và tuyển sinh vào khoảng 350 NCS/năm.
Học viện KHXH được thành lập năm 2010 trên cơ sở tổ chức lại 17 viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) trước đó đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép đào tạo trình độ TS.
Như vậy, việc thành lập học viện không phải hình thành một cơ sở đào tạo mới mà là hợp nhất bộ phận quản lý đào tạo của các viện thuộc VASS với mong muốn công tác quản lý đào tạo được chuyên nghiệp và tiết kiệm hơn.
Chỉ tiêu của học viện hiện nay là tổng chỉ tiêu của 17 viện nghiên cứu, nếu tính bình quân thì số chỉ tiêu của mỗi cơ sở đào tạo không phải là quá lớn.
Theo qui định hiện hành, Bộ GD - ĐT sẽ thực hiện hậu kiểm, xử lý những đơn vị xác định chỉ tiêu không đúng qui định.
Việc cho phép học viện đào tạo một lượng lớn tiến sĩ trong thời gian như vậy có đảm bảo chất lượng?
Theo quy định hiện hành, chỉ tiêu đào tạo trình độ TS lớn hay nhỏ phụ thuộc chủ yếu vào số giảng viên cơ hữu có trình độ TS, chức danh GS, PGS…
Hiện nay, theo báo cáo của học viện, đội ngũ giảng viên cơ hữu có trình độ TS của cả VASS là 380, trong đó có 175 người có chức danh GS, PGS. Như vậy, chỉ tiêu do học viện xác định vẫn trong phạm vi quy định, không vi phạm lỗi vượt quá chỉ tiêu.
Còn về đánh giá chất lượng, chủ yếu thuộc thẩm quyền của chuyên môn (người hướng dẫn, các hội đồng chấm, người phản biện độc lập, người thẩm định).
Điều đó phần lớn phụ thuộc vào tính quy chuẩn tương đối của ngành KHXH nhưng một phần cũng phụ thuộc vào mức độ yêu cầu, trách nhiệm của tập thể hướng dẫn và hội đồng chấm luận án.
Nhà nước chỉ có thể quản lý chất lượng thông qua việc quy định các điều kiện, tiêu chí của luận án, quy trình tổ chức thực hiện… còn chất lượng chuyên môn phải do các nhà khoa học, các cơ sở được giao nhiệm vụ đào tạo tiến sĩ đảm bảo.
Bộ đã qui định các cơ sở đào tạo phải công khai thông tin về bảo vệ luận án và toàn văn luận án chuẩn bị bảo vệ lên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo để mọi người có thể tham khảo, giám sát, phát hiện sai sót.
Trong 4 năm gần đây, để nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD - ĐT tổ chức thẩm định chất lượng của khoảng gần 10% luận án của các cơ sở đào tạo. Qua thống kê, chưa có luận án nào của Học viện KHXH không đạt yêu cầu chất lượng.
Luận án tiến sĩ phải làm trong nhiều năm. Số lượng nghiên cứu sinh bảo vệ trong một khoảng thời gian không phải là yếu tố phản ánh chất lượng đào tạo.
Xin cảm ơn bà!
Theo Vietnamnet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.