- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cảnh báo về tác động khủng khiếp của điện thoại lên trẻ em
Bạn có biết bộ não của trẻ nhỏ hấp thụ bức xạ mạnh hơn nhiều so với của người lớn?
Bạn có biết bộ não của trẻ nhỏ hấp thụ bức xạ mạnh hơn nhiều so với của người lớn?
*Bài báo này chỉ là một phần nhỏ của các nghiên cứu về sự nguy hiểm của những thiết bị này. Chúng tôi khuyến khích bạn tự tìm hiểu sâu hơn, và chỉ muốn cung cấp một nền tảng để cho bạn thấy được có những thứ mà cần nhiều người phải chú ý hơn nữa.
Tiến sĩ Martin Blank, từ Khoa sinh lý và sóng di động lý sinh học tại Đại học Colombia, đã tham gia vào một nhóm các nhà khoa học trên khắp thế giới (đã lên đến hơn 100 người) để làm một khẩn cầu quốc tế tới Liên Hiệp Quốc về sự nguy hiểm của việc sử dụng những thiết bị phát ra điện từ, như điện thoại di động (ĐTDĐ) và WiFi.
Nhiều nghiên cứu cũng đã tiết lộ việc bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ung thư. Và bạn có biết Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) đã xếp tần số vô tuyến (bao gồm cả những gì từ ĐTDĐ) là tác nhân có thể gây ung thư vào năm 2001? Nguy cơ từ sử dụng ĐTDĐ càng trở nên đáng tin khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác nhận rằng bức xạ của ĐTDĐ có thể gây ra ung thư vào năm 2011. Tuyên bố này dựa trên một quyết định của một nhóm 31 nhà khoa học, đến từ 14 nước, sau khi xem xét các bằng chứng gợi ý điều này là có thực.
Đây là những tin tức khiến ta phải giật mình, đặc biệt là có một thực tế rằng não của trẻ em hấp thụ bức xạ mạnh hơn nhiều lần so với người lớn.
Tiến sĩ Devra Davis, là một trong những người được nể trọng và có uy tín nhất trên những nghiên cứu về nguy cơ của ĐTDĐ.
… [Một] điện thoại di động chính là một máy phát vi sóng hai chiều,’ Ts Davis chỉ ra. "Họ đã thành công khi đấu tranh để được sử dụng cụm từ ‘năng lượng tần số vô tuyến’ thay vì bức xạ vi sóng. Bởi họ biết rằng năng lượng tần số vô tuyến nghe vô hại hơn.
Ta nghe nhạc qua radio. Ai cũng cần thêm năng lượng. Còn điều gì tuyệt hơn?
Nhưng năng lượng tần số vô tuyến chính là cách gọi khác của bức xạ vi sóng. Nếu mọi người hiểu được họ đang để một thiết bị bức xạ vi sóng hai chiều ngay cạnh não của mình hay cạnh cơ quan sinh sản, có thể họ sẽ nghĩ khác về nó.
Nguy hiểm tới khả năng sinh sản, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ
Tiến sĩ Davis đã đưa ra cảnh báo, đặc biệt, về nguy cơ trên phụ nữ có thai và thai nhi của họ, hơn nữa nghiên cứu trên động vật trước khi sinh khi tiếp xúc với bức xạ từ ĐTDĐ đã cho thấy:
- Thay đổi DNA
- Thay đổi tuần hoàn não
- Tổn thương dây cột sống
- Ảnh hưởng khả năng học hỏi
Bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn, và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn. Với thiếu niên sử dụng ĐTDĐ từ khi còn nhỏ, nguy cơ ung thư não sẽ cao hơn khoảng bốn tới năm lần so với những người không sử dụng.
Trong khi đó, một phân tích tổng hợp đã cho thấy việc tiếp xúc với bức xạ điện từ mức độ thấp (EMR) từ ĐTDĐ làm giảm tính linh hoạt của tinh trùng tới 8% và khả năng sống của tinh trùng tới 9%.
Những điều bạn có thể làm để hạn chế sự tiếp xúc & Vì sao bạn tốt nhất đừng nên lo lắng
Lo lắng là vô nghĩa và chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tuy đọc được những thông tin như vậy có thể đáng sợ, và đó cũng là phản ứng mà bạn nên có. Nhưng rũ bỏ sợ hãi có lẽ chính là bước đầu tiên để hạn chế hiệu ứng của trường điện từ trên cơ thể bạn.
Cho tới khi ngành công nghiệp bắt đầu coi trọng vấn đề này, trách nhiệm giữ cho trẻ nhỏ an toàn rõ ràng phụ thuộc vào chính những bậc cha mẹ. Để giảm thiểu tối đa nguy cơ cho bộ não của bạn, và của con bạn, đây là những lời khuyên dành cho bạn:
- Đừng để con nhỏ của bạn sử dụng điện thoại di động hay bất cứ thiết bị không dây nào. Trẻ em dễ bị gây hại bởi bức xạ hơn người lớn rất nhiều lần.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng điện thoại di động. Chỉ cần điện thoại di động của bạn đang bật, nó sẽ liên tục phát ra bức xạ, ngay cả khi bạn đang không gọi điện. Nên hãy tắt điện thoại nếu có thể.
- Giảm thiểu hay dừng sử dụng những thiết bị không dây khác. Ngay cả điện thoại bàn di động cũng có thể đem tới nguy cơ. Tốt nhất nên để máy chính ở cách xa bạn ít nhất ba căn phòng so với nơi bạn dành nhiều thời gian nhất, đặc biệt là phòng ngủ.
- Hạn chế sử dụng điện thoại ở vùng sóng yếu. Sóng càng yếu, điện thoại của bạn sẽ phải dùng nhiều năng lượng hơn để truyền dẫn, và nó cũng sẽ phát ra nhiều bức xạ hơn.
- Tránh mang điện thoại trên người, và không ngủ với điện thoại dưới gối hay gần đầu của bạn. Để điện thoại trong bra hay túi ngực gần tim của bạn chính là tự tìm đến rắc rối, cũng như việc để điện thoại trong túi quần nếu như một người đàn ông muốn trở nên vô sinh.
- Nơi nguy hiểm nhất, nếu nói về việc tiếp xúc với bức xạ, chính là khoảng 15cm xung quanh ăn ten phát. Nên là khi điện thoại đang bật, tốt nhất đừng để bộ phận nào tiếp xúc với khu vực đó.
- Tôn trọng người khác; nhiều người rất nhạy cảm với trường điện từ. Nên hãy hạn chế dùng điện thoại ở nơi công cộng. Trẻ nhỏ mỏng manh hơn ta rất nhiều. Nên tốt nhất hãy tránh sử dụng điện thoại gần chúng.
Hãy biết cách tự bảo vệ chính bản thân và sức khỏe của bạn cũng như của những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.