- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cháu gái và bài học thâm thúy của người bà
Để trả lời cho câu hỏi về cuộc sống bế tắc của cô cháu gái, người bà đã dạy cho cô gái một bài học đặc biệt.
Để trả lời cho câu hỏi về cuộc sống bế tắc của cô cháu gái, người bà đã dạy cho cô gái một bài học đặc biệt.
Một cô gái trẻ lê bước tới nhà bà của cô, cuộc sống của cô khó khăn quá.
Chồng cô đã lừa dối cô, làm cô cảm thấy tuyệt vọng. Trong đầu cô lúc
này chỉ là một mớ hỗn độn khiến cô chỉ muốn từ bỏ, thoát khỏi những cuộc
cãi vã không có điểm dừng mỗi ngày.
Thế
là người bà kéo cô vào bếp, bày ra trước mặt cô 3 chiếc nồi chứa đầy
nước. Trong mỗi chiếc nồi bà thả vào đó lần lượt là vài củ cà rốt, mấy
quả trứng và một nắm hạ cà phê. Bà bật bếp rồi để mặc cho 3 chiếc nồi
sôi dần theo thời gian, chẳng nói gì với cô cháu gái đang bận nức nở.
Khoảng 20 phút sau bà tắt bếp rồi lấy những vật được đun trong nồi ra,
đặt cà rốt và trứng, mỗi thứ vào một cái bát, rót cà phê ra tách. Sau đó
bà quay ra, hỏi cô cháu gái: "Cháu thấy những gì?".
"Cà rốt, trứng và cà phê ạ", cô gái trả lời.
Người
bà lại kéo cô tới gần, yêu cầu cô hãy cảm nhận củ cà rốt. Cà rốt mềm.
Tiếp theo, bà lại yêu cầu cô hãy đập vỡ một quả trứng. Cô cũng đập, vỏ
vỡ nhưng phần trứng bên trong lại không. Cuối cùng, cô cháu gái được yêu
cầu hãy húp một ngụm cà phê. Trong lúc cô gái đang thưởng thức hương vị
của thức hạt đăng đắng ấy, người bà vốn từ đầu đến giờ không nói một
câu bất chợt nở nụ cười.
"Thế là sao hả bà?", cô cháu gái thắc mắc.
Người
bà bắt đầu giải thích: cả ba sự vật kia đều cùng đương đầu với một
nghịch cảnh, đó là bị đun trong nước sôi. Tuy nhiên, mỗi sự vật lại phản
ứng một cách khác nhau đối với hoàn cảnh đó. Ban đầu củ cà rốt rất rắn
chắc, cứng cáp, thế nhưng chỉ 20 phút đun sôi liền trở nên mềm oặt. Quả
trứng thì lại khác, lúc chưa đun sôi thì mong manh dễ vỡ lắm, "nâng như
nâng trứng, hứng như hứng hoa" mà lại. Thế mà sau gần nửa tiếng đun sôi,
phần lòng trứng lỏng bên trong lại trở nên chắc chắn cứng cáp hẳn. Và
đặc biệt nhất vẫn là hạt cà phê. Bị đun đã đời rồi, hạt cà phê vẫn trơ
cái mặt đấy, chỉ có nước đun là bị thay đổi.
"Cháu là cái nào?", bà hỏi. "Khi nghịch cảnh gõ cửa nhà cháu, cháu sẽ chọn là cái nào? Cà rốt, trứng, hay cà phê?".
Là
ai bây giờ, là cà rốt trông thì mạnh mẽ nhưng trở nên mềm yếu sau khi
bị đun nóng? Hay là quả trứng, với tâm hồn mong manh sóng sánh, nhưng
khi trải qua nghịch cảnh khốc liệt dần trở nên cứng cáp. Vỏ bọc trông
vẫn vậy nhưng bên trong là một linh hồn mạnh mẽ và trái tim cứng rắn.
Hoặc
hãy là một hạt cà phê? Hạt cà phê đã thay đổi môi trường nước xung
quanh nó, thứ tượng trưng cho những nỗi đau và sự khó khăn mà con người
ta gặp phải. Khi nước được đun nóng lên, hạt cà phê giải phóng mùi thơm
và hương vị của nó. Nếu bạn là một hạt cà phê, lúc mọi chuyện trở nên
khó khăn tưởng như chẳng thể vượt qua nổi, lúc đó bạn mới thực sự tỏa ra
tinh hoa của chính mình và thay đổi mọi nghịch cảnh.
Vậy
đấy, nước sôi luộc trứng cứng, cà rốt vốn cứng rồi lại mềm, cà phê tự
thay đổi hoàn cảnh xung quanh. Vấn đề ở đây, không phải nghịch cảnh xảy
ra là gì, cái quan trọng bạn là ai.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.