- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Chia sẻ của nam sinh Kinh tế khiến SV phải "giật mình"
Thời sinh viên có hai thứ lãng phí nhất là thời gian và sức khỏe.
Thời sinh viên có hai thứ lãng phí nhất là thời gian và sức khỏe.
“Ngủ ngày, cày đêm”, ăn uống không đủ bữa, đúng giờ, online 24/7… là lối sinh hoạt thiếu khoa học thường thấy ở nhiều sinh viên... Tuy nhiên, khi đọc câu chuyện của một cựu sinh viên trường Đại họcKinh tế Quốc dân dưới đây, nhiều bạn trẻ sẽ phải suy ngẫm và thiết kế lại cuộc sống của mình nếu không muốn tương lai sụp đổ vì bệnh tật.
Là một sinh viên năng động, từng có nhiều thành tích trong học tập và hoạt động xã hội, lại ra trường với tấm bằng giỏi đỏ chót, nam sinh Kinh tế đã mơ ước về một tương lai sáng lạn. Thế nhưng, vừa bước ra khỏi cổng trường chưa ráo chân, tất cả mọi thứ bỗng chốc sụp đổ trong chốc lát bởi anh mắc một căn bệnh hiểm nghèo.
Dù được các bác sĩ hết lòng chạy chữa, đã qua được cơn nguy hiểm thế nhưng, sức khỏe hiện tại của nam sinh này chỉ bằng 30% so với ngày trước. Chỉ cần làm việc nặng một chút, thức khuya một chút là anh thấy chân tay bủn rủn, toàn thân mệt mỏi dù mới đang ở tuổi 23.
Nhận ra căn bệnh của mình xuất phát từ những năm tháng sinh viên sinh hoạt thiếu khoa học, nam sinh Kinh tế đã khuyên nhủ các bạn trẻ nên “thiết kế” lối sống lành mạnh cho mình như: ăn uống đầy đủ, đúng giờ, không được thức quá khuya, không ôm điện thoại khi ngủ, không đọc truyện trên điện thoại…
Chia sẻ của nam sinh Kinh tế khiến không ít cư dân mạng “giật mình” vì thấy bản thân trong đó.
Nick name Hải Yến viết: “Ôi, chẳng cái gì không mắc: ăn cơm quán, thức đêm ôm lap, tắm muộn, lười vận động… ròng rã đến giờ cũng 4 năm sinh viên rồi. Bạn còn thỉnh thoảng mới ăn cơm bụi, tôi thì chẳng bữa nào không ăn bởi ở ký túc xá, không mua cơm ăn thì chỉ còn nước chết đói. Từ nay, sẽ yêu bản thân hơn một chút, nghiêm khắc hơn một chút tránh cái khổ sau này”.
Nick name Đợi Ngày Nắng chia sẻ: “Hồi trước sinh viên mình cũng năng động lắm, cũng hay thức khuya và nhậu nữa, phim thì phải xem cho tới mệt mới đi ngủ, điện thoại một buổi tối cầm lên đặt xuống không biết bao nhiêu lần… Không biết có phải vì thế không mà giờ mình yếu đi rất nhiều. 2 lần đi hiến máu đều không đủ điều kiện, gầy gò đến nỗi không bận ra bản thân, bệnh tật đầy người. Có lẽ, đây đúng là hệ quả của việc không coi trọng sức khỏe”.
Trích chia sẻ của nam sinh trường Đại họcKinh tế Quốc dân:
Gửi các bạn sinh viên!
Mình muốn chia sẻ câu chuyện của mình như một lời nhắn gửi để các bạn biết cách giữ và bảo vệ sức khỏe của bản thân.
Mình-một cựu sinh viên NEU, mới ra trường được gần một năm nhưng hiện nằm trong bệnh viện, sức khỏe vô cùng suy yếu.
Nhớ về những năm tháng còn là sinh viên, mình cũng được đánh giá là một sinh viên năng động, trong trường có nhiều thành tích, hoạt động nào cũng góp mặt, ra trường bằng đỏ trong tay, phải nói là tương lai vô cùng sáng lạn.
Thế nhưng, chân vừa bước ra khỏi cổng trường chưa ráo thì đã cấp cứu ngay vô bệnh viện, mắc phải một căn bệnh mà có lẽ cả đời còn hệ lụy. Nghe tin dữ, gia đình và người yêu khóc ròng, ngày đêm cầu nguyện để mình qua khỏi.
Cũng may phước đức tổ tông nên mình qua cơn nguy hiểm nhưng đến giờ sức khỏe vẫn vật vờ, so với ngày trước chỉ còn được 30%. Trái gió, trở trời hay chỉ cần làm việc mạnh một chút, hoặc là đi chơi về muộn quá 10 giờ là bản thân cảm thấy khó chịu ngay, tay chân bủn rủn, mệt mỏi vô cùng.
Nghĩ lại những tháng năm tuổi trẻ thấy hối hận và tiếc nuối, giờ chẳng thể có những trải nghiệm lý thú nữa dù mới 23 tuổi. Hơn cả là thương cha mẹ, già yếu mà ngày đêm lo nghĩ cho mình đến mất ăn mất ngủ, khóc sưng cả mắt.
Vậy nên các bạn ạ, nếu thương cha mẹ và bản thân thì tốt nhất hãy:
- Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, cố gắng hạn chế hàng quán và ăn các món chiên, xiên que vỉa hè. (Ngày trước, vì hoạt động nhiều nên mình rất hay ăn cơm bụi, và thường ăn trễ bữa, có khi bỏ bữa. Đây cũng là một trong những lý do mắc bệnh lý về dạ dày. Mình đọc mấy bài về quán cơm bụi mà thấy sợ, đĩa cơm có 10-15.000 đồng nên đa phần là thực phẩm ôi được sơ chế và tẩy trắng).
- Không nên đi chơi đêm nhiều, khi trời lạnh nên mặc ấm, quàng khăn. Đừng nên tắm gội sau 10 giờ đêm vì rất dễ mắc các chứng bệnh về phổi và tim mạch. (Trước, mình tham gia chương trình tình nguyện nên thường sau 11giờ đêm mới về, ngủ nền gạch lạnh và cũng thường tắm đêm. Giờ nghe bác sĩ nói về những tác hại mà cảm thấy ngày xưa đã quá bỏ bê bản thân).
- Đừng ôm điện thoại khi ngủ, ôm lap đến nửa đêm để hoàn thành deadline hoặc nghiền phim, rồi sáng hôm sau đánh một giấc đến tận trưa hay chiều. Đây là những việc dẫn đến viêm màng não, rối loạn thần kinh hoặc viêm gan. (Viêm gan có thể dẫn đến viêm gan B biểu hiện mặt mọc mụn nhiều, da tái, kém ăn, giảm cân; rối loạn thần kinh biểu hiện chứng mất trí ngăn hạn, nhớ trước quên sau).
- Đừng đọc Ebook hay truyện ngôn tình trên điện thoại hoặc máy tính khi đã tắt đèn, đừng online 24/7… rất dễ mắc các chứng bệnh về mắt như loạn thị, giãn võng mạc, đục thủy tinh thể... Hãy yêu đôi mắt các bạn nhé!
- Khi cảm thấy mệt mỏi thường xuyên, chán ăn, hoặc ăn nhiều mà cân vẫn tụt đều thì nên đi bệnh viện khám ngay và luôn nhé. Cuộc sống nhanh, vô tình khiến chúng ta suy yếu rất nhiều về khả năng đề kháng và những thói quen sinh viên không lành mạnh cũng là nguyên nhân của nhiều bệnh lý. Vậy nên hãy cẩn thận!
Chúng ta thường ngưỡng mộ những thứ xung quanh, cảnh đẹp hay xu thế mới, đuổi theo những trào lưu và những tư tưởng, trải nghiệm thực tế, nhưng lại bỏ qua bản thân. Chúng ta đã quên một điều, khi chúng ta khỏe, chúng ta có hàng trăm điều ước nhưng khi không có sức khỏe, chúng ta chỉ có duy nhất một điều ước là có sức khỏe.
Hãy là một sinh viên sáng suốt.
Học hành tử tế.
Ăn chơi đoàng hoàng.
Sức khỏe dẻo dai.
Và hãy đừng như mình!
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.