Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò

Mê đọc sách, thần tượng người thầy không tay chân Ototake Hirotada, Lê Thị Hồng Yến nỗ lực vượt qua mặc cảm bệnh tật để trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.

Mê đọc sách, thần tượng người thầy không tay chân Ototake Hirotada, Lê Thị Hồng Yến nỗ lực vượt qua mặc cảm bệnh tật để trở thành giáo viên dạy tiếng Anh cho trẻ nhỏ.

Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Năm 1984, bà Trần Thị Hồng Cúc (ngụ phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi) sinh con gái đầu lòng trong niềm hạnh phúc tột cùng của gia đình. Mừng vui chưa được bao lâu, bé gái tròn 14 tháng tuổi được đặt tên Hồng Yến bỗng đổ bệnh rồi biến chứng gây bại liệt teo cơ chân, tay.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Hai vợ chồng bà Cúc đưa con gái khám khắp nơi nhưng không thể chữa khỏi bệnh. Yến tròn 7 tuổi, gia đình đưa đến trường với hy vọng mong manh học được "cái chữ".
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Suốt 12 năm học, người cha Lê Cao Trung lặng thầm, bền bỉ chở, cõng con đến trường học tập. Yến học giỏi đều các môn, ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Năm 2002, dù đỗ vào ngành Sư phạm Ngoại ngữ với điểm cao nhưng trường từ chối chỉ vì cô gái này là người khuyết tật (lý do không có khả năng đứng lớp, sức khỏe không cho phép). Buồn, tuyệt vọng, suốt ngày cô vùi mình đọc sách. Cuốn tự truyện Không rào cản của nhà giáo, nhà văn không tay, chân Ototake Hirotada nổi tiếng Nhật Bản đã thổi bùng khát vọng trong nữ sinh Quảng Ngãi.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Cô nghĩ, thầy giáo người Nhật Bản làm được thì mình cũng có thể biến ước mơ thành sự thật. Yến vào mạng Internet tự luyện tiếng Anh trên các lớp trực tuyến và đăng ký học ở các trung tâm đào tạo. Ngoài ra, cô còn học chuyên ngành Kế toán.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Năm 2011, ngành giáo dục mở "cơ chế thoáng", bắt đầu tuyển sinh những trường hợp khuyết tật có nguyện vọng vào ​sư phạm. Nghe tin này, Hồng Yến mừng rơi nước mắt. ​Một lần nữa, cô quyết tâm đeo đuổi ước mơ và đã tốt nghiệp Đại học Sư phạm, chuyên ngành tiếng Anh.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Không có điều kiện đứng lớp giảng dạy, Yến mở lớp, ngồi xe lăn dạy tiếng Anh tại nhà cho cả trăm học sinh cấp 1, cấp 2. Quý trọng cô giáo khuyết tật giàu nghị lực, dạy giỏi, nhiều phụ huynh ở TP Quảng Ngãi tin tưởng gửi con em theo học. "Phải ngồi xe lăn nhưng lúc nào cô Yến cũng lạc quan, yêu đời, dạy học tận tâm, hết mình với học trò, thật đáng khâm phục. Chúng tôi gửi con học tiếng Anh còn để noi gương cô giáo về nghị lực sống", ông Tâm, phụ huynh học sinh thổ lộ.

Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Ngoài giờ dạy học, cô giáo trẻ có đam mê vẽ tranh, viết truyện để khỏa lấp khoảng trống, duy trì niềm lạc quan vui sống.
Cô giáo khuyết tật ngồi xe lăn dạy học trò
Dù ước mơ đã thành sự thật nhưng cô giáo tiếng Anh vẫn không nguôi trăn trở làm sao dạy cho thật nhiều học sinh hơn nữa, nhất là trẻ nghèo, mồ côi. Cô cũng mong gửi đi thông điệp chia sẻ với những người cùng cảnh ngộ: "Tàn tật tất nhiên là bất tiện nhưng tuyệt nhiên không bất hạnh. Cuộc sống không có gì là không thể".

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.