- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Cựu thí sinh Olympia: “Tôi không cần chức tước, chỉ muốn làm khoa học!”
Tôi làm đơn rút khỏi quy hoạch Ban Giám hiệu, vì tôi đã xác định mình chỉ làm một người nghiên cứu khoa học.
Đó là tâm sự của Cựu thí sinh Olympia, Tiến sĩ Doãn Minh Đăng giảng viên trường ĐH Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ đang bị "gây khó dễ" do “nói xấu” nhà trường trên Facebook.
Trao đổi với phóng viên, tiến sĩ Doãn Minh Đăng bày tỏ, việc đưa thông tin về trường lên mạng của tôi không có gì sai phạm. Tôi bức xúc không biết kêu ai thì đành nhờ dư luận đánh giá cho khách quan vì hiện tại tôi nhận được là những hình thức kỷ luật, chứng cứ buộc tội mập mờ từ trường.
“Tôi đi học bằng ngân sách của thành phố cử đi, đến thời điểm hiện tại tôi vẫn đợi các quyết định của thành phố. Thực tế, môi trường làm việc của tôi ở trường không còn như xưa. Tôi sợ nếu tiếp tục ở lại trường sẽ không phát huy được năng lực của tôi, vì thế tôi sẵn sàng chấp nhận đền bù để được ra đi sớm” – tiến sĩ Đăng quả quyết.
Xin rút khỏi quy hoạch vị trí Phó hiệu trưởng
Tại sao ông quyết định đưa câu chuyện của ông lên facebook mà không tìm đến cơ quan chủ quản của trường Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ để giãi bày?
Tôi từng có báo cáo với UBND TP Cần Thơ là cơ quan chủ quản của trường, tuy nhiên tôi chưa thấy thành phố quan tâm sâu sát đến chuyện đang diễn ra ở trường tôi. Do vậy, lần này tôi một mặt gửi đơn tố cáo chính thức đến UBND TP Cần Thơ (gửi qua bưu điện ngày 16/11), một mặt tôi đưa thông tin công khai lên mạng và Facebook để được nhiều người quan tâm, từ đó nêu ra các ý kiến có thể khiến lãnh đạo TP Cần Thơ thấy cần giải quyết cặn kẽ vấn đề ở trường tôi.
Có phải ông đưa thông tin của trường lên facebook rồi bị nhà trường “làm khó” hay sự việc phát sinh từ trước đó?
Tôi cảm thấy tôi bị lãnh đạo nhà trường gây khó dễ từ cuối tháng 3/2015, và tiếp diễn cho đến nay, kể cả sau khi tôi đưa thông tin về vấn đề của tôi ở trường lên Facebook.
Ông có ý kiến gì về thông báo của BGH nhà trường ngày 19/11/2015 về việc xem xét kỷ luật đối với ông với 3 lỗi là tự ý nghỉ việc, vắng học đợt ba lớp quản lý nhà nước và tiếp tục xúc phạm cá nhân, tổ chức. Ông thấy có những chỗ nào đúng hay chưa đúng?
Hai lỗi đầu tôi đồng ý nhưng tôi có lý do chính đáng cần được xem xét là thời gian đó tôi phải chăm vợ sinh con trong bệnh viện. Về lỗi thứ ba, tôi có yêu cầu bằng chứng về việc xúc phạm nhưng chưa có. Tôi đang nhờ các bạn tôi hiểu rõ luật phân tích giúp về thông báo đó.
Ông xin rút ra khỏi danh sách làm quản lý, vậy tại sao khi nhà trường tạm ngưng chức vụ phó khoa ông lại bức xúc và đề nghị làm rõ? Có phải BGH cho ngưng chức của ông khi chưa có lý do rõ ràng?
Ở đây nên làm rõ là tôi xin rút ra khỏi quy hoạch cho vị trí Phó hiệu trưởng. Cho đến thời điểm bị ngưng công tác phó trưởng khoa theo thông báo cuộc họp giao ban ngày 06/4/2015 thì tôi chưa hề nói rằng tôi muốn rút không làm phó trưởng khoa.
Ở cuộc họp ngày 06/4/2015 BGH cho tôi "tạm ngưng" công tác phó trưởng khoa mà không hề trao đổi với tôi để làm rõ tôi đã vi phạm điều gì, và văn bản của trường nói về lý do "tạm ngưng" đó cũng mập mờ, làm ảnh hưởng đến danh dự của tôi. Do vậy tôi đã đề nghị làm rõ lý do của việc "tạm ngưng" đó.
Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình!
Ý kiến của thầy hiệu trưởng nhà trường trên một tờ báo nói rằng ông có vấn đề về sức khoẻ, vậy ông nghĩ sao về phát biểu này?
Thầy Hiệu trưởng phát biểu công khai trên báo chí là nghi vấn tôi bị bệnh thần kinh, thì sẽ phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình.
Tôi từng ghi trong email gửi cho các đồng nghiệp trong trường khi trình bày về sự việc của tôi như thế này: "Nếu một người “bị thần kinh” còn nghĩ được thế này, thì người tự cho là mình sáng suốt cần phải suy nghĩ và hành động sao cho xứng đáng".
Ông cảm thấy mâu thuẫn cốt lõi giữa ông và ban giám hiệu nhà trường hiện nay là gì?
Ban giám hiệu có trách nhiệm quản lý của ban giám hiệu. Tôi có trách nhiệm của một nhân viên ở trong trường. Nếu ai cũng làm đúng chức trách của mình thì sẽ không có việc gì xảy ra.
Tôi nghĩ là tôi không có mâu thuẫn cá nhân gì với ban giám hiệu, tuy nhiên khi tôi thấy ban giám hiệu có thiếu sót thì tôi sẵn sàng chỉ ra thiếu sót đó, với mong muốn công tác quản lý của nhà trường sẽ tốt lên.
Nếu vụ việc khép lại, nhà trường vẫn muốn mời ông ở lại làm cán bộ giảng cho trường ông có đồng ý không?
Điều đó phụ thuộc nhiều vào kết quả giải quyết những khúc mắc và có chuyển biến gì ở trường hay không. Nếu cách làm việc của lãnh đạo nhà trường vẫn không có gì thay đổi, thì câu trả lời là không.
Ông có thể cho biết dự định sắp tới của ông?
Tôi trông chờ lãnh đạo thành phố Cần Thơ tham gia giải quyết vấn đề mà tôi đã nêu ra, nếu việc đó được giải quyết bằng một cuộc họp báo như lãnh đạo trường tôi đã nêu với báo chí thì tôi rất sẵn lòng tham dự.
Xin cám ơn ông!
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đỗ Hoàng Trung, giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Cần Thơ cho biết, sở mới nhận tài liệu vụ việc lên quan đến tiến sĩ Doãn Minh Đăng và đang nghiên cứu, xem xét sau đó trình UBND xin ý kiến chỉ đạo rồi mới có thông tin chính thức trong thời gian tới.
Được biết, ông Doãn Minh Đăng là người từng đoạt giải nhất tuần cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia ở mùa đầu tiên khoảng 10 năm trước. Ông cũng là một trong những sinh viên đầu tiên tốt nghiệp Chương trình đào tạo Kỹ sư chất lượng cao Việt - Pháp ở Đại học Bách Khoa TP HCM.
Năm 2006, ông Doãn Minh Đăng là người đầu tiên được thành phố Cần Thơ cử đi du học theo chương trình Mekong1000 với tiền ngân sách nhà nước nhằm tạo lực lượng cán bộ trình độ cao cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Năm 2008 ông đi học tiến sĩ tại Hà Lan. Năm 2012 thì tốt nghiệp và trở về công tác tại trường Đại học Kỹ thuật Công Nghệ Cần Thơ.
Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.