- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
"Điểm chuẩn cao thì trường sư phạm lấy đâu sinh viên mà dạy”
Các nhà giáo, nhà quản lý giáo dục cơ sở thẳng thắn nhìn nhận, hiện tượng điểm chuẩn đầu vào một số ngành sư phạm thấp có một phần nguyên nhân do đào tạo tràn lan.
"Có em học sư phạm ra đi làm công nhân"
Bên cạnh một số ngành vẫn đang có sức hút như dạy toán bằng Tiếng Anh, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học..., thì nhiều ngành sư phạm có mức trúng tuyển chỉ bằng mức điểm sàn là 15,5. Thậm chí, tại đa số trường cao đẳng sư phạm địa phương, thí sinh chỉ cần đạt 9-10 điểm thi THPT quốc gia là đã có thể đỗ.
Trong bài viết gửi tới VietNamNet, ông Đỗ Tấn Ngọc, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), nhận xét:
“Đối tượng học sinh khá, giỏi ở trường phổ thông thật sự mặn mà, hứng thú, quyết tâm theo đuổi nghề sư phạm đếm được trên đầu ngón tay. Tỉ lệ chọi thấp, thậm chí không đủ chỉ tiêu dẫn đến hệ lụy hiển nhiên, khó có nhiều sinh viên, thầy cô giáo giỏi khi đào tạo nghề và bước ra nghề”.
Điểm chuẩn của một số trường ĐH, CĐ sư phạm |
Theo ông Ngọc, các chính sách hỗ trợ, đãi ngộ của Nhà nước đối với ngành giáo dục như miễn học phí, hưởng phụ cấp vùng khi giảng dạy, rồi chế độ thâm niên từng hữu ích trước đây, thì đến bây giờ không còn mấy hấp dẫn.
Nguyên nhân thứ hai là số lượng học sinh các bậc học ở hầu hết các địa phương (trừ các thành phố lớn) có xu hướng giảm mạnh, nhu cầu tuyển dụng mới giáo viên rất hạn chế. Trong khi đó, số lượng giáo sinh tốt nghiệp ra trường đang thất nghiệp, chờ việc lại càng gia tăng.
Bên cạnh đó, “Học sinh, phụ huynh bây giờ có cái nhìn thực tế hơn. Họ chấp nhận công việc có thể vất vả, cạnh tranh nhưng có thu nhập cao, còn hơn những công việc có vẻ thanh nhàn mà thu nhập thì lại thấp”.
Chưa kể, nhiều phụ huynh, học sinh không muốn học sư phạm do tính chất gò bó, công việc lặp đi lặp lại nhàm chán.
"Với 20 năm trong nghề, tôi nhận thấy có sự phân hóa về trình độ giữa những nhóm sinh viên có điểm đầu vào khác nhau. Tất nhiên điểm số đôi khi không phản ánh hết thực chất vấn đề nếu thí sinh trúng tuyển thực sự đam mê nghề nghiệp, quyết tâm và tấm lòng yêu trẻ, dù ban đầu còn nhiều lỗ hổng về kiến thức. Tuy nhiên, số đó không nhiều”, TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội quan sát.
Đồng quan điểm, cô Phương Thanh (nhân vật đã được đổi tên), hiệu phó của một trường tiểu học ở Đồng Nai nói: “Dù có được đào tạo, nhưng thí sinh ở mức điểm ấy sau này làm thầy cô giáo thì khó mà yên tâm”.
Theo cô Thanh, việc các trường đưa ra điểm chuẩn thấp cũng một phần để có thể đủ sinh viên duy trì ngành đào tạo và hoạt động của trường: “Đặt điểm cao thì lấy đâu sinh viên để mà dạy!”.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chuyện thừa giáo viên như mấy năm nay. Mặt khác, cũng chính là cơ hội cho những bất cập trong khi việc tuyển dụng còn lờ mờ.
"Rất nhiều sinh viên sư phạm về chính trường tôi thực tập xong bây giờ đang làm công nhân, số em được vào dạy đếm trên đầu ngón tay. Đau lòng lắm!” - cô Thanh nói.
Nhiều trường đại học ngành sư phạm công bố điểm chuẩn lấy thí sinh chỉ ở mức điểm sàn. Ảnh minh họa: Thanh Hùng. |
PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cũng lý giải hiện tượng điểm chuẩn một số ngành sư phạm thấp do các trường cố lấy cho đủ số chỉ tiêu.
“Cần nhìn xem hiện chúng ta thừa hay thiếu giáo viên mà cứ lấy số lượng theo kiểu cho đủ chỉ tiêu. Lấy thừa sinh viên để làm gì, phải chăng lấy ít đi thì lo ngại trường không có việc để làm?"
Miễn học phí cho sinh viên đầu vào thấp là sự đầu tư vô lý
Ông Phạm Hiệp (nghiên cứu sinh Trường ĐH Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan), thành viên của nhóm Đối thoại giáo dục nhìn nhận:
“Nếu các trường đại học được kiểm định chặt chẽ và mức điểm xét trúng tuyển trên sàn, thì điều tôi lo ngại chỉ là các sinh viên có kiếm được việc khi ra trường khi thị trường đòi hỏi cao".
Điều mà ông Hiệp cho rằng cần phải xem xét nhất qua việc này lại từ góc độ đầu tư. Việc sinh viên ngành sư phạm lâu nay được Nhà nước miễn học phí, với cả những sinh viên điểm đầu vào không cao có vẻ hơi bất cập.
"Tôi thấy vô lý khi Nhà nước phải đầu tư cho các sinh viên đó trong 4 năm. Đối với những sinh viên theo học sư phạm với mức điểm cao thì rất cần đầu tư, còn với những em có điểm đầu vào thấp thì cần tính toán lại và không nên đầu tư hết 100%. Công thức đầu tư cần phải tính toán lại chứ không nên đơn giản như hiện nay, người đáng thì không đầu tư mà lại đầu tư nhầm người".
PGS Văn Như Cương không khỏi lo ngại, khi mà mới đây, tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học bậc Tiểu học ở Vĩnh Phúc, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cảnh báo nhiều giáo viên chưa đáp ứng được nếu so với chuẩn nghề nghiệp mới mà ngành đang xây dựng.
Còn cô hiệu phó Phương Thanh lại lo lắng, một khi chất lượng nhân lực ngành sư phạm bị lẫn lộn thì cơ hội cho những bất cập trong việc tuyển dụng càng lớn:
“Sau khi các trường báo cáo nhu cầu về nhân sự, căn cứ vào đó, UBND địa phương sẽ chọn trước và nhờ lực lượng ban giám khảo từ ngành giáo dục chấm trước khi phân về cho các trường. Nhưng thực sự việc đánh giá có khách quan, công bằng hay không thì ít ai biết được".
Trả lời tại bàn tròn trực tuyến của VietNamNet, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD-ĐT) bày tỏ: "Chúng tôi cũng rất “đau đầu” khi ngành sư phạm không có sức cạnh tranh. Đó là bài toán cần nhiều người chung tay để giải quyết cùng với ngành giáo dục".
Theo VietNamNet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.