- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Gặp 9X phá kỷ lục điểm đầu ra của ĐH Ngoại thương
Với điểm tổng kết 3,96/4,0, Trương Huy Hoàng (sinh năm 1993) đã lập kỷ lục điểm số đầu ra Trường ĐH Ngoại thương.
Cựu học sinh chuyên Lý, trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) có một gương mặt điển trai, nụ cười hiền hậu và giọng nói trầm ấm.
Với điểm số 25,5, Hoàng đủ điều kiện đỗ vào hai trường đại học uy tín là Trường ĐH Ngoại thương và Trường ĐH Y Hà Nội năm đó. Cuối cùng cậu chọn theo nghiệp kinh doanh của bố mẹ vào học ở Trường ĐH Ngoại thương.
Huy Hoàng tại lễ vinh danh thủ khoa đầu ra xuất sắc các trường đại học tại Hà Nội năm 2015. |
Điểm số thấp không như kỳ vọng với Hoàng vừa là điều không may mắn nhưng "may mắn là lúc đó em xác định không cho phép mình được nghỉ ngơi mà phải cố gắng nhiều hơn vì xung quanh mình có quá nhiều người giỏi".
Học đại học theo Hoàng đòi hỏi mỗi sinh viên phải nỗ lực hơn nhiều so với việc học tốt ở phổ thông và vượt qua kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ bởi mọi thứ sẽ thay đổi hoàn toàn, nếu không cố gắng bạn không thể thích nghi được.
Cậu rất thích câu nói của Steve Jobs, cố CEO của Apple đó là "stay hungry, stay foolish" - hãy cứ khát khao, hay cứ dại khờ. Phương pháp học tập của Hoàng là cứ phấn đấu, cố gắng hết sức rồi kết quả đạt được sẽ tốt. "Điều quan trọng không phải bạn biết đến đâu mà là bạn đã cố gắng đến đâu" - Hoàng chia sẻ.
Kết thúc kỳ tuyển sinh ĐH, chàng trai quê Thanh Hóa không nghỉ ngơi mà ra ngay Hà Nội để theo học thêm tiếng Anh với quyết tâm đỗ vào lớp tiên tiến (cao hơn lớp chất lượng cao) của trường do giảng viên nước ngoài dạy. Em là một trong 41 sinh viên xuất sắc, có điểm TOEIC cao đã đỗ vào chương trình học này của trường năm đó.
Mất một kỳ đầu Trương Huy Hoàng bị "đuối sức" so với các bạn trong lớp vì nền tảng tiếng Anh kém hơn. Nhưng do chăm chỉ đọc trước tài liệu, hay phát biểu, trao đổi với thầy cô và dành 4 tiếng đến 6 tiếng đọc nhiều sách vở bằng tiếng Anh nên thành tích học tập của Hoàng tốt dần lên.
Thành tích thủ khoa đầu ra như sự ghi nhận cho nỗ lực không ngừng nghỉ của Huy Hoàng.
Không chỉ vậy, chàng trai quê Thanh Hóa còn là thủ lĩnh của nhiều chương trình, hoạt động ngoại khóa. Hoàng từng là phó ban đối ngoại của CLB Nguồn nhân lực trường Đại học Ngoại thương, CLB Hanoikids, tham gia sáng lập và làm Chủ tịch Hội sinh viên tài năng khoa Quản trị Kinh doanh (FBA Elite)…
Chàng trai chia sẻ: “Nhờ tham gia các hoạt động ngoại khóa mà mình tự tin hơn trong việc chinh phục đỉnh cao tri thức”. Hiện tại Hoàng vẫn cùng Khoa Quản trị kinh doanh tổ chức hàng tuần những buổi chia sẻ kinh nghiệm giữa khách mời với sinh viên để giúp các sinh viên khóa dưới định hướng nghề nghiệp và chuẩn bị tốt cho tương lai.
"Hoàng có năng lực, ý chí và hoài bão lớn. Em là gương mặt được rất nhiều nhà tuyển dụng mong muốn", Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh quốc tế Nguyễn Thu Thuỷ nói.
Với hoài bão, thời kì thực tập tốt nghiệp, Hoàng đã trải qua 3 vòng thi nghiêm ngặt là viết luận bằng tiếng Anh, phỏng vấn nhóm để kiểm tra cách tư duy, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo, quản lý thời gian…, cuối cùng là phỏng vấn cá nhân để vào được Công ty Price Waterhouse Coopers (PWC )-một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới để trở thành thực tập sinh chính thức.
Huy Hoàng còn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, tình nguyện. |
Áp lực công việc là điều dễ hiểu khi mà ngày nào Hoàng cũng phải dậy sớm để có mặt lúc 7h tại điểm hẹn công ty rồi trở về nhà lúc trời đã khuya. Nhưng cũng như những ngày đầu vào đại học, Hoàng chăm chỉ học được từ cách đi lại, nói năng đến thái độ làm việc nghiêm túc, bài bản ở PWC. "Có một điều tuyệt vời là tại đây mọi người làm việc với nhau rất cởi mở, cùng giúp nhau tiến bộ, nhất là với các bạn sinh viên nên em tiến bộ cũng nhanh" - Hoàng chia sẻ.
Kết thúc 3 tháng thực tập, Hoàng được công ty giữ lại làm việc và hiện nay, cậu đang làm ở PWC có văn phòng tại Hà Nội.
Để có được thành công bước đầu như vậy, thứ Hoàng phải đánh đổi nhiều nhất có lẽ là thời gian vì em gần như không có lúc nhàn rỗi, nghỉ ngơi nhiều. Nhưng theo Hoàng "điều đó còn tùy thuộc mỗi người có coi đó là vất vả hay không. Với em được tham gia vào công việc yêu thích hay các hoạt động ngoại khóa cũng là cách để giải trí, được cháy hết mình".
Thành tích thủ khoa với cậu là điều may mắn và hạnh phúc nhưng đã thuộc về quá khứ. Còn hiện tại bản thân Hoàng phải cố gắng phấn đầu từ đầu.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.