- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Giáo sư nhảy lên bàn chửi bậy' bị thẩm tra chức danh
Đại diện Bộ GD&ĐT xác nhận đã gửi văn bản đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội thẩm tra chức danh giáo sư và học vị tiến sĩ của ông Phan Văn Hưng.
Sáng 10/11, trao đổi với Zing.vn, ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Đào tạo với nước ngoài (Bộ GD&ĐT) – xác nhận Cục Đào tạo với nước ngoài vừa gửi văn bản đề nghị Sở GD&ĐT Hà Nội thẩm tra chức danh giáo sư và học vị của ông Phan Văn Hưng.
Đồng thời, cục này đề nghị xem xét việc tư vấn du học của Học viện Kinh tế Sáng tạo, nơi ông Hưng là hiệu trưởng.
Trước đó, trả lời báo chí, ông Phạm Quang Hưng cho biết theo quy định ở Việt Nam, người có chức danh giáo sư phải được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn và sau đó được một trường đại học bổ nhiệm.
Thực tế, nhiều người được phong chức danh danh dự, vinh danh sự cống hiến của họ chứ không phải theo tiêu chuẩn nào đó. Những cống hiến có thể không liên quan trực tiếp hoạt động đào tạo.
Sơ yếu lý lịch của ông Phan Văn Hưng. Ảnh chụp màn hình website Học viện Kinh tế Sáng tạo. |
Theo giới thiệu trên website của Học viện Kinh tế sáng tạo (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội), ông Hưng là tiến sĩ kinh doanh, cử nhân Hàn Quốc học.
Bản giới thiệu còn ghi ông là Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo, giáo sư danh dự ĐH Southwest America (Hoa Kỳ), chuyên viên nghiên cứu kinh tế thuộc ĐH Soongsil, Seoul, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, chức danh giáo sư danh dự của ông Phan Văn Hưng do ĐH Southwest America (Hoa Kỳ) cấp bị cho là không được công nhận, vì trường này có tên trong danh sách 21 đại học “ma” đang tuyển sinh toàn cầu (trong đó có Việt Nam) do Bộ GD&ĐT công bố.
Theo báo Lao Động, tại buổi làm việc ngày 7/11, trước sự chứng kiến của PV các cơ quan báo chí, ông Hưng khẳng định không tự phong chức danh cho mình.
“Khi ở Hàn Quốc, tôi thường xuyên được mời giảng dạy và từng dạy ở một số trường đại học. Bên Hàn Quốc, tôi là giảng viên thì đương nhiên các sinh viên gọi tôi là giáo sư. Do đó, khi về Việt Nam, tôi nhận mình là giáo sư hoàn toàn không sai cả về quy định pháp luật và không sai về mặt đạo đức nghề nghiệp", báo Lao Động dẫn lời ông Phan Văn Hưng.
Theo ông Hưng, chức danh giáo sư mà ông nhận phải được hiểu theo ngôn ngữ của... Hàn Quốc, chứ không thể hiểu theo ngôn ngữ Việt Nam. Còn nếu hiểu theo ngôn ngữ tiếng Việt Nam, danh xưng giáo sư của ông thực chất là giảng viên đại học.
“Tôi có bằng tiến sĩ do Đại học Soongsil Hàn Quốc cấp và đã được Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Việt Nam công nhận. Khi làm tiến sĩ, tôi có viết hai bài báo khoa học đăng trên các tạp chí quốc tế. Tôi có bằng tiến sĩ Hàn lâm nên tôi cho rằng mình là tiến sĩ khoa học. Việc tôi nhận mình là tiến sĩ khoa học không thấy có gì sai...", ông Hưng trả lời Lao Động.
Ngày 6/11, clip dài hơn 3 phút ghi lại cuộc tranh cãi giữa một người đàn ông mặc áo hồng được cho là thầy giáo của Học viện Kinh tế Sáng tạo với học viên lan truyền trên mạng xã hội.
Trong clip, người thầy nhảy lên bàn, đứng chống nạnh, chửi học viên bằng từ ngữ tục tĩu do bất đồng quanh vấn đề tiền bạc.
Người chia sẻ đoạn video lên mạng xã hội, anh N.T cho biết, người thầy chửi tục trong đoạn video chính là ông Phan Văn Hưng – Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo.
Trả lời báo chí, ông Hưng thừa nhận những hành động phản cảm của mình, đồng thời cho biết sự việc xảy ra cách đây khoảng 3 tháng. Còn người quay clip, theo ông Hưng, là anh Nguyễn Văn T. - học viên của khóa học kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6/2016.
Hiệu trưởng Học viện Kinh tế Sáng tạo khẳng định anh T. đã nhận lại đầy đủ số tiền và hai bên đã không còn vướng mắc gì.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.