- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh giỏi cũng... khổ
Có con học giỏi, cha mẹ nào chẳng mãn nguyện, hạnh phúc và tự hào. Nhưng bậc làm cha mẹ sao tránh khỏi lo lắng khi con em mình “chạy” theo các phong trào với lịch học và ôn luyện được bố trí dày đặc các ngày trong tuần.
Có con học giỏi, cha mẹ nào chẳng mãn nguyện, hạnh phúc và tự hào. Nhưng bậc làm cha mẹ sao tránh khỏi lo lắng khi con em mình “chạy” theo các phong trào với lịch học và ôn luyện được bố trí dày đặc các ngày trong tuần.
Là giáo viên THCS, tôi nhiều lần chứng kiến cảnh phụ huynh chở con em mình đến trường tham gia các phong trào hoặc chở các em đi tham gia thi cấp huyện, cấp tỉnh ở các đơn vị bạn. Được trò chuyện và tâm sự với phụ huynh của các em học sinh giỏi, tôi nhận thấy những trăn trở, lo lắng của họ. Nhất là đối với những phụ huynh có con em học lớp cuối cấp khi mà các phong trào học tập, thi cử dồn dập đến với các em.
Có con học giỏi, cha mẹ nào chẳng mãn nguyện, hạnh phúc và tự hào. Nhưng bậc cha mẹ làm sao tránh khỏi lo lắng khi con em mình “chạy” theo những phong trào của trường, của ngành giáo dục. Nhất là những em học sinh giỏi lại thường giỏi nhiều môn và có nhiều khả năng khác nữa nên công việc càng nhiều. Ngoài học chính khóa, các em phải tham gia ôn tập và bồi dưỡng kiến thức để tham gia vào các đội thi tuyển của trường, tham gia công tác Đoàn - Đội, tham gia các phong trào Văn nghệ - Thể thao… Lịch học và ôn luyện của các em được bố trí dày đặc các ngày trong tuần.
Hiện nay, ở các các trường phổ thông có rất nhiều cuộc thi và rất nhiều phong trào của Đoàn - Đội. Riêng các cuộc thi về văn hóa chiếm một lượng thời gian rất lớn đối với học sinh. Phần lớn cá em học sinh nếu tham gia vào các đội tuyển phải đi kín hết các ngày trong tuần, có thể kể đến các cuộc thi như: Thi Học sinh giỏi cuối cấp; Thi Toán qua mạng; Thi tiếng Anh qua mạng; giải Toán bằng máy tính xách tay; thi Hùng biện Tiếng Anh, Hùng biện tiếng Việt; Thi tìm hiểu lịch sử về địa phương; Thi tìm hiểu về các danh nhân tại địa phương; Thi viết thư UPU; Thi kể chuyện sách… Với chừng ấy cuộc thi/năm học thì học sinh giỏi đâu phải là sướng. Trong các cuộc thi trên thì chỉ riêng phong trào thi học sinh giỏi cuối cấp, các em học sinh phải ôn luyện liên tục 5 -6 tháng. Với thời gian ôn học sinh giỏi thường kéo dài nhiều tháng như vậy và đòi hỏi các em phải thường xuyên giải các dạng bài tập, các dạng đề kiến thức nâng cao nên các em phải học cật lực cả ở trường và cả ở nhà. Rồi đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu, so sánh các dạng đề... Đối với các cuộc thi còn lại cũng chiếm một lượng lớn thời gian học tập của các em.
Ngoài tham gia ôn thi các môn về văn hóa, thường các em học sinh giỏi lại hay nằm trong Ban cán sự lớp nên thường xuyên phải tham gia các buổi trực cờ đỏ, tham gia các phong trào Đoàn - Đội trong nhà trường như văn hóa, văn nghệ, thể thao, tham gia vào ban chấp hành chi Đoàn, tham gia vào Liên Đội phải tham gia vào lực lượng xung kích trong nhà trường...
Theo qui định hiện nay, thì khi học sinh đạt giải các em được hưởng quyền lợi, theo chế độ hiện hành. Ngoài ra, thành tích được tính cho trường, cho giáo viên trực tiếp hướng dẫn. Bởi, khi giáo viên có học sinh giỏi là có một trong những tiêu chí để ưu tiên để xét thi đua, nên thầy cô nào ôn thi cũng cố gắng tận dụng thời gian rảnh rỗi là kéo học sinh vào trường ôn tập, ngoài ra còn đưa thêm rất nhiều tài liệu về nhà cho học sinh học thêm để hy vọng học trò của mình đạt giải. Môn nào cũng vậy nên sự quá tải của học sinh là điều dễ hiểu khi các em tham gia đội tuyển. Còn các giáo viên dạy các môn như Toán, Văn, Anh… - những môn thường gắn với nhiều cuộc thi, nhiều phong trào trong một năm thì cũng bơ phờ theo các em để hướng dẫn, giảng dạy.
Trong bất kể một cơ quan, đơn vị nào thì thi đua mới tạo được động lực để phát triển. Nhất là đối với ngành Giáo dục, chúng ta cần tạo cho các em ý thức để nỗ lực phấn đấu và vươn lên khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường. Bản thân là giáo viên, tôi cho rằng ngành Giáo dục cũng cần điều tiết các cuộc thi, các phong trào một cách hợp lý, những cuộc thi nên tổ chức chọn lọc, tránh xé nhỏ, tránh liên miên. Bởi vì ngoài học tập, các em cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, tránh áp lực căng thẳng quá mức.
Nguyễn Cao/ Theo Dân Trí
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.