- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Học sinh nóng lòng chờ chương trình, sách mới
Từ năm 2018-2019, ngành giáo dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới vào dạy học theo hình thức cuốn chiếu ở 3 bậc học phổ thông, nhưng hiện tiến độ thực hiện rất chậm.
Từ năm 2018-2019, ngành giáo dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới vào dạy học theo hình thức cuốn chiếu ở 3 bậc học phổ thông, nhưng hiện tiến độ thực hiện rất chậm.
Theo lộ trình của Nghị quyết chương trình - sách giáo khoa mới (CT-SGK), năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cần xây dựng xong CT-SGK mới.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ủy ban Văn hóa - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội mới đây, từ sau khi chương trình tổng thể được công bố vào tháng 7-2015, tiến độ thực hiện đề án chương trình tổng thể về phổ thông rất chậm.
Chưa chuyển biến
Cũng theo ủy ban này, các điều kiện để bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới chưa có nhiều chuyển biến. Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông chưa ban hành. Trong khi đó, thời hạn dự kiến đưa vào áp dụng đại trà chương trình giáo dục mới đang đến gần (năm học 2018-2019).
Một cán bộ thuộc Ban thường trực Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông cho biết nếu theo Nghị quyết của Quốc hội, năm học 2018-2019, ngành GD&ĐT sẽ phải có SGK mới cho lớp 1, lớp 6, lớp 10. Điều này đồng nghĩa việc năm 2016, Bộ GD&ĐT phải xây dựng xong chương trình nhưng đến nay, tất cả vẫn là dự thảo vì còn nhiều vấn đề vẫn chưa được thống nhất.
Khi được hỏi, lãnh đạo một sở GD&ĐT cho biết đến thời điểm này, sở chưa nhận được văn bản chính thức nào từ Bộ GD&ĐT về chủ trương đổi mới CT-SGK. Do đó, sở không có căn cứ nào để triển khai hay lấy ý kiến giáo viên về việc thực hiện.
Người này cũng nói thêm mặc dù được Bộ GD&ĐT và Viện Khoa học giáo dục mời tham gia hội thảo, tọa đàm mang tính nội bộ để lấy ý kiến về CT-SGK, đến nay vẫn chưa thấy bộ quyết định đi theo hướng nào, trong khi đó lại có rất nhiều đổi mới trong thi cử.
TS Nguyễn Kế Hào - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT - nhận xét chương trình tổng thể mà Bộ GD&ĐT đưa ra góp ý từ 1 năm trước dù có một số ưu điểm nhưng vẫn còn nhiều bất cập như định hướng xây dựng chương trình các môn học còn thiếu chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu vận dụng kiến thức, kỹ năng vào quá trình học tập tiếp và vào cuộc sống hằng ngày.
Điều kiện thực hiện chương trình được nêu khái quát, khá đầy đủ nhưng chưa có điều kiện bảo đảm cho những điều kiện đó có được khi triển khai thực hiện CT-SGK mới.
Chỉ chăm chăm đổi mới thi cử
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho hay bộ này đã xây dựng kế hoạch triển khai tổng thể cũng như ban hành quy định tiêu chuẩn chương trình giáo dục phổ thông, tiêu chuẩn người tham gia xây dựng, người tham gia thẩm định chương trình, quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Xây dựng, Hội đồng Quốc gia thẩm định chương trình.
Đồng thời, thí điểm triển khai các mô hình, phương pháp dạy học mới nhằm chuẩn bị triển khai CT-SGK giáo dục phổ thông mới, hoàn thiện dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; tổ chức làm việc với một số nhà khoa học, chuyên gia giáo dục trong nước và quốc tế để trao đổi, tiếp thu các ý kiến góp ý về dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng tiêu chí đánh giá SGK và Hội đồng Quốc gia thẩm định SGK, sau khi ban hành chương trình thì sẽ ban hành đồng bộ các văn bản này để định hướng cho các nhà xuất bản, các tổ chức, cá nhân trong việc biên soạn SGK.
Các chuyên gia giáo dục đều khẳng định để thực hiện đúng lộ trình đổi mới, bảo đảm hiệu quả dạy và học, trước tiên, ngành giáo dục cần tập trung vào làm cho xong chương trình. Nếu áp dụng nhiều đổi mới trong thi cử nhưng cách dạy, cách học vẫn theo phương pháp cũ, chương trình cũ thì chưa thể đổi mới toàn diện.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho rằng khâu chính trong đổi mới là đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Đây là việc cần thiết, giải quyết được những vấn đề tồn tại nhưng hiện nay Bộ GD&ĐT lại chọn khâu thi cử là đột phá.
Cũng theo GS Thi, đổi mới chương trình tổng thể phải cần nhiều thời gian, cũng không thể thay đổi ngay ở lớp 12 trong khi lớp 1 chưa thay đổi.
“Để giảm bớt thời gian, ban soạn thảo chương trình cần cân nhắc đổi mới cuốn chiếu theo từng cấp học. Tuy nhiên, phải có ít nhất 3 năm cuốn chiếu xong với bậc THPT, bậc tiểu học cũng phải mất khoảng 5 năm”, GS Thi đề nghị.
Theo Người lao động
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.