- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không nhận học sinh đồng tính: Một quy chế thiếu tế nhị từ những người sợ rắc rối
Thạc sĩ Hòa An cho rằng quy chế "không nhận học sinh đồng tính" chắc chắn sẽ gây tổn thương rất lớn đến tâm lý của cộng đồng LGBT.
Thạc sĩ Hòa An cho rằng quy chế
"không nhận học sinh đồng tính" chắc chắn sẽ gây tổn thương rất
lớn đến tâm lý của cộng đồng LGBT. Còn theo cô Nguyệt - người mẹ có
2 con đồng tính thì đây là một quy chế thiếu tế nhị được lập nên từ
những người sợ... rắc rối.
Nhiều ý kiến trái chiều quanh việc không nhận học sinh đồng tính
Vừa qua, trường THCS và THPT Việt Anh đã đưa ra quy chế tuyển sinh chính thức bằng văn bản cho năm học 2016-2017. Theo quy chế này, học sinh được nhận vào trường không được thuộc những diện như học lực yếu, hạnh kiểm trung bình, có hình xăm phản cảm và đặc biệt đối với học sinh đồng tính hoặc bệnh nguy hiểm, lây nhiễm thì không nhận ở nội trú.
Ngay cả sau khi đã nhận vào trường, nếu phát hiện học sinh thuộc một trong những diện kể trên thì học sinh đó buộc phải rút khỏi trường.
Quy
chế này khi đưa ra đã khiến nhiều người xôn xao vì cho rằng nhà
trường có dấu hiệu kì thị đối với cộng đồng LGBT. Tuy nhiên vẫn
có nhiều người đồng tình với nhà trường và cho rằng quy chế được đưa ra
chỉ để đảm bảo an toàn cho các học sinh đồng tính.
Nick nguyennguyen bình luận: "Không nhận học sinh đồng tính ở nội trú là hoàn toàn chính xác. Thứ nhất là ngăn chặn tình trạng bạn đó bị tẩy chay, ức hiếp. Thứ hai là tránh ảnh hưởng đến những học sinh khác ở xung quanh. Việc này là hoàn toàn đúng. Hội nhập chỉ khi các em đã trưởng thành, biết được bản thân mình là thế nào. Còn các em còn nhỏ, tránh những trường hợp như thế là để các em không bị dụ dỗ, sai lệch bản thân, hoặc còn có thể bị nhìn lén hay xâm hại, ảnh hưởng đến tâm lí các em".
"Mình thấy quy định này hợp lý. Vì tụi nhỏ bây giờ rất hay tò mò về giới tính. Nếu có học sinh đồng tính vào ở nội trú, thế nào cũng có trường hợp tẩy chay tập thể, hoặc là phá rối. Trường không nhận là để tránh mấy trường hợp này xảy ra. Nếu nhìn xa hơn thì có lẽ mấy bạn đồng tính phải cảm ơn trường, thay vì lên án", bạn K. Nguyễn nêu quan điểm.
Một quy chế thiếu tế nhị từ những người sợ rắc rối
Là một bà mẹ có hai người con LGBT nên sau khi đọc quy chế tuyển sinh kỳ lạ của trường Việt Anh, cô Cao Thị Minh Nguyệt (56 tuổi, Nha Trang) không khỏi ngỡ ngàng. Cô chia sẻ: "Tôi thấy đây là một quy chế được soạn thảo thiếu tế nhị. Nhà trường không nên xếp học sinh đồng tính chung với bệnh nguy hiểm, lây nhiễm như thế được. Đó là một việc làm gây tổn thương đến cộng đồng LGBT và cả những phụ huynh có con là người LGBT".
Đồng tình với quan điểm này, chuyên gia tâm lý Ths. Đào Lê Hòa An cũng cho rằng nhà trường đã không thật sự suy nghĩ thấu đáo khi đề ra quy chế tuyển sinh, xét tuyển như vậy. Thực tế khoa học đã chứng minh, người đồng tính là một thiên hướng tính dục hoàn toàn tự nhiên và không thể lây từ người này sang người kia.
"Đồng tính luyến ái bản chất là một biến thể bình thường của tình dục con người, không phải là một "bệnh" hay sự lệch lạc tâm lý và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực", Ths cho biết.
Tuy nhiên về khách quan, cô Nguyệt cho rằng, sở dĩ nhà trường ra quy chế không nhận học sinh đồng tính ở nội trú vì bối rối trong việc quản lý và cảm thấy phiền phức khi phải chịu các trách nhiệm liên đới.
"Trong trường hợp học sinh xét tuyển là người chuyển giới thì nhà trường sẽ cảm thấy khó khăn khi không biết nên cho em ấy ở nội trú với nam hay với nữ. Nên họ ra quyết định từ đầu là không nhận những học sinh như thế, có lẽ vì sợ rắc rối. Còn nếu cho rằng học sinh đồng tính làm ảnh hưởng đến bạn bè cùng giới, quấy rối hoặc… lây nhiễm "bệnh" đồng tính thì tôi nghĩ nhà trường rất thiếu kiến thức và cổ hủ".
Tuy nhiên, Ths. Hòa An cho biết nhà trường nếu sợ rắc rối thì vẫn có thể khắc phục điều này bằng cách sắp xếp và bố trí những khu vực riêng tư hơn và phù hợp hơn.
"Thực tế cho thấy việc thiếu hụt các chuyên gia tâm lý học đường được đào tạo bài bản về chuyên môn là một nguyên nhân khiến nhà trường lúng túng trong cách giao tiếp và ứng xử với các em học sinh có nét giới tính hoặc tính cách đặc thù. Trường nào làm được điều này, chúng tôi nghĩ rằng uy tín cũng như thương hiệu sẽ gia tăng", Ths chia sẻ.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.