Mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu đội ngũ giáo viên tại Nghệ An: Tâm tư của nam giáo viên đi “trông trẻ“

17 năm dạy hợp đồng bậc Tiểu học, thầy Hứa Mạnh Sơn được bố trí giảng dạy bậc Mầm non. Nam giáo viên (GV) này cảm thấy yên tâm, phấn khởi với vị trí làm việc mới, chỉ sau một thời gian bỡ ngỡ rất ngắn.

17 năm dạy hợp đồng bậc Tiểu học, thầy Hứa Mạnh Sơn được bố trí giảng dạy bậc Mầm non. Nam giáo viên (GV) này cảm thấy yên tâm, phấn khởi với vị trí làm việc mới, chỉ sau một thời gian bỡ ngỡ rất ngắn. 

Nam giáo viên Tiểu học đi dạy Mầm non

Thầy Sơn sinh năm 1978, đã làm GV Tiểu học 17 năm qua. Do lượng GV dôi dư nhiều, không có cơ hội vào biên chế, vừa qua, thầy Sơn đã đi đào tạo thêm bằng Trung cấp sư phạm Mầm non và được tuyển dụng vào trường Mầm non Khai Sơn.

Hỏi công việc mới như thế nào, thầy Sơn chia sẻ: "Tôi đã được đào tạo ngành sư phạm, các môn tâm lý, khoa học giáo dục đều có nền tảng chung, lại có thời gian giảng dạy bậc Tiểu học khá lâu, nên kỹ năng sư phạm đã thành thục. Nay học sinh nhỏ tuổi hơn thì cũng có bỡ ngỡ trong vòng khoảng một tháng, còn hiện nay thì đã quen với môi trường, đối tượng học sinh mới".

Các học sinh lớp quây quần chung quanh thầy giáo, ríu rít và ngoan ngoãn, thể hiện tình yêu và kính trọng đối với "bố" Sơn. "Chăm sóc, giáo dục các cháu nhỏ vất vả hơn, nhưng mình yêu thương các cháu thì các cháu rất ngoan ngoãn và cảm mến mình", thầy Sơn cười.

Hiệu trưởng Mầm non Khai Sơn Đặng Thị Thanh Bình nói: "Thầy Sơn có đạo đức, năng lực chuyên môn tốt, chăm chỉ, nên kết quả công tác rất đáng ghi nhận. Thầy Sơn vừa được tín nhiệm bầu chức Chủ tịch Công đoàn và cấp ủy viên chi bộ nhà trường".

Chủ trương đúng, nhân văn

Thầy Nguyễn Đức Vĩnh - Trưởng Phòng GD - ĐT huyện Anh Sơn - cho hay: Chính sách cử đi đào tạo, điều chuyển GV dôi dư, hợp đồng từ cấp THCS và Tiểu học xuống Mầm non là đúng đắn, mang tính nhân văn sâu sắc.

Mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu đội ngũ giáo viên tại Nghệ An: Tâm tư của nam giáo viên đi “trông trẻ“ ảnh 1

Các em học sinh Mầm non trong lớp thầy Sơn

Huyện Anh Sơn trước đây dôi dư hơn 200 GV hợp đồng, nay chỉ còn hơn 100 GV. Hai năm qua, đã vận động, điều chuyển được 66 GV dôi dư xuống bậc Mầm non, trong đó có khoảng 10 GV nam. Thực tiễn cho thấy các GV điều chuyển xuống Mầm non đều yên tâm công tác, kết quả các mặt đều đạt và vượt so với yêu cầu".

Tin từ Phòng GD - ĐT Nam Đàn cho biết, địa phương có khoảng 40 GV Tiểu học dôi dư; nay đã vận động cử đi đào tạo, bố trí xuống bậc Mầm non được khoảng 30 GV. Tất cả các GV xuống Mầm non đều vui vẻ, công tác tốt sau bỡ ngỡ ban đầu. Lãnh đạo Phòng GD - ĐT Nam Đàn ghi nhận chủ trương nói trên mang tính nhân văn, đồng thời giải quyết được những vấn đề bức xúc về cơ cấu đội ngũ, tạo việc làm ổn định cho nhiều GV.

"Nếu không tranh thủ cơ hội này thì bài toán dôi dư GV không thể nào giải quyết được; đến lúc nào đó sẽ phải thanh lý hợp đồng với một số lượng lớn GV dôi dư, gây ra nhiều bất ổn, hệ lụy", một lãnh đạo Phòng GD - ĐT Thanh Chương chia sẻ.

Theo Lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.