- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
'Mục tiêu đề án ngoại ngữ gần 10.000 tỷ xa rời thực tế'
Sau hơn 8 năm thực hiện, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 chưa đạt hiệu quả và được dự đoán khó thành công do mục tiêu ban đầu xa rời thực tế.
Sau hơn 8 năm thực hiện, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 chưa đạt hiệu quả và được dự đoán khó thành công do mục tiêu ban đầu xa rời thực tế.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là gì: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tập trung vào nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ cho người dân, biến nó thành thế mạnh của nước ta.
Tháng 9/2008, thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”, còn gọi là Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.
Đề án hướng tới đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo.
Những mục tiêu lý tưởng
Đề án ngoại ngữ 2020 đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn. Cụ thể, đến năm 2015, nước ta đạt bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên.
Đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Đề án cũng hướng tới mục tiêu biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề án nêu ra 7 nhiệm vụ quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta.
Một trong số đó là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt theo các bậc trình độ tốt nghiệp tiểu học đạt bậc một, trung học cơ sở bậc 2, trung học phổ thông bậc 3 (B1).
Tiếng Nhật được dạy thí điểm tại trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) từ tháng 9/2016. Ảnh: Nguyễn Sương.
Đề án cũng đưa ra nhiệm vụ cụ thể đối với việc nâng cao trình độ cho giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học với mục tiêu đến năm 2020, 60% học sinh trung cấp, 100% sinh viên cao đẳng đạt trình độ bậc 3. Năm 2025, 90% học sinh trường trung cấp đạt trình độ bậc 3, có thể sử dụng tiếng Anh làm việc.
Đối với người tốt nghiệp đại học, nhiệm vụ đặt ra là 100% sinh viên chuyên ngữ đạt chuẩn bậc 5, 70% sinh viên không chuyên ngữ đạt bậc 3.
Ngoài ra, đề án cũng nêu nhiệm vụ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức sao cho đến năm 2020, 40% đạt bậc 2, 20% đạt bậc 3 và nâng tỷ lệ này lên 60%, 40% vào năm 2025.
Nguồn kinh phí để thực hiên những mục tiêu trong đề án khoảng 9.400 tỷ đồng.
Thiếu thực tế và đào tạo tiếng Anh 'chết'
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi qua hơn nửa chặng đường, tiêu hết khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng mục tiêu của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 xa rời thực tế. Ảnh: Quyên Quyên.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ nước ta thiếu trầm trọng, trình độ yếu. Năm 2016, chỉ 33% giáo viên cấp THCS và 26% giáo viên THPT đạt chuẩn. Tại một số địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, tỷ lệ này thấp hơn nhiều.
Trả lời báo chí về vấn đề này, TS Lương Hoài Nam từng khẳng định "thầy còn chưa ra thầy thì trò học tốt thế nào được". Theo ông, chất lượng giáo viên tiếng Anh là nguyên nhân đầu tiên khiến đề án khó thành công.
Sau hơn 8 năm thực hiện đề án, cả nước có khoảng 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5 trên tổng số gần 7,8 triệu học sinh được học tiếng Anh 4 tiết/tuần.
Trong khi đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, 100% học sinh lớp 3 học chương trình tiếng Anh 10 năm và tiến tới phổ cập tiếng Anh tại các trường phổ thông vào năm 2025.
Đặc biệt, kết quả thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp và THPT quốc gia những năm gần đây một lần nữa chứng minh việc "phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông các cấp" vào năm 2025 như đề án đặt ra là không tưởng.
Năm 2015, phổ điểm môn ngoại ngữ tập trung ở 2,5 đến 3 điểm, hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.
Năm 2016, gần 90% thí sinh đạt điểm ngoại ngữ dưới trung bình.
Ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School - nhận xét phổ điểm ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 cho thấy sự thất bại toàn diện của đề án trong những năm qua.
Theo chuyên gia giáo dục này, đề án chỉ tập trung đào tạo tiếng Anh "chết".
"Đó là sự lãng phí tiền của cấp quốc gia. Nó làm chúng ta lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm nữa", ông Hải nêu quan điểm.
Theo một số chuyên gia giáo dục, mục tiêu quá cao so với thực tế là nguyên nhân khiến đề án hoạt động không hiệu quả.
"Mục tiêu của dự án rất lý tưởng. Nếu thực hiện được, đây sẽ là sự bứt phá ngoạn mục của ngành giáo dục và đem lại hạnh phúc lớn lao cho học sinh, sinh viên nước ta", GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định .
Tuy nhiên, ông cho rằng với tình trạng giáo viên tiếng Anh vừa thiếu, vừa chưa đạt chuẩn là chủ yếu mà yêu cầu “có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam” thì quá lãng mạn.
GS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội), nhận định việc đưa người dân từ trình độ ngoại ngữ còn thấp lên đến mức sử dụng thông thạo, hiệu quả chỉ trong 10 năm là điều không thể.
Có cái nhìn bi quan hơn, TS Dennis Berg, người có kinh nghiệm 20 năm cố vấn giáo dục tại Việt Nam, từng nói với báo Thanh Niên rằng đề án ngoại ngữ 2020 thất bại ngay từ khi công bố do mục tiêu đặt ra không phù hợp thực tế.
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về đề án dạy và học ngoại ngữ hồi tháng 10/2016, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận mục tiêu của đề án thiếu thực tế.
Tại phiên chất vấn hôm 16/11/2016, ông Nhạ một lần nữa khẳng định đến năm 2020, nước ta chưa thể thực hiện các mục tiêu đặt ra trong đề án.
Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là gì: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 tập trung vào nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ cho người dân, biến nó thành thế mạnh của nước ta.
Tháng 9/2008, thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, giai đoạn 2008-2020”, còn gọi là Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020.
Đề án hướng tới đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo.
Những mục tiêu lý tưởng
Đề án ngoại ngữ 2020 đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn. Cụ thể, đến năm 2015, nước ta đạt bước tiến rõ rệt về trình độ, năng lực sử dụng ngoại ngữ của nguồn nhân lực, nhất là đối với một số lĩnh vực ưu tiên.
Đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.
Đề án cũng hướng tới mục tiêu biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, đề án nêu ra 7 nhiệm vụ quan trọng của việc dạy và học ngoại ngữ ở nước ta.
Một trong số đó là xây dựng và triển khai chương trình mới đào tạo ngoại ngữ bắt buộc ở cấp học phổ thông đạt theo các bậc trình độ tốt nghiệp tiểu học đạt bậc một, trung học cơ sở bậc 2, trung học phổ thông bậc 3 (B1).
Tiếng Nhật được dạy thí điểm tại trường Tiểu học Chu Văn An (Hà Nội) từ tháng 9/2016. Ảnh: Nguyễn Sương.
Đề án cũng đưa ra nhiệm vụ cụ thể đối với việc nâng cao trình độ cho giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục đại học với mục tiêu đến năm 2020, 60% học sinh trung cấp, 100% sinh viên cao đẳng đạt trình độ bậc 3. Năm 2025, 90% học sinh trường trung cấp đạt trình độ bậc 3, có thể sử dụng tiếng Anh làm việc.
Đối với người tốt nghiệp đại học, nhiệm vụ đặt ra là 100% sinh viên chuyên ngữ đạt chuẩn bậc 5, 70% sinh viên không chuyên ngữ đạt bậc 3.
Ngoài ra, đề án cũng nêu nhiệm vụ nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ, công chức, viên chức sao cho đến năm 2020, 40% đạt bậc 2, 20% đạt bậc 3 và nâng tỷ lệ này lên 60%, 40% vào năm 2025.
Nguồn kinh phí để thực hiên những mục tiêu trong đề án khoảng 9.400 tỷ đồng.
Thiếu thực tế và đào tạo tiếng Anh 'chết'
Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 đã đi qua hơn nửa chặng đường, tiêu hết khoảng 5.400 tỷ đồng nhưng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.
GS Nguyễn Lân Dũng cho rằng mục tiêu của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 xa rời thực tế. Ảnh: Quyên Quyên.
Hiện nay, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ nước ta thiếu trầm trọng, trình độ yếu. Năm 2016, chỉ 33% giáo viên cấp THCS và 26% giáo viên THPT đạt chuẩn. Tại một số địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, tỷ lệ này thấp hơn nhiều.
Trả lời báo chí về vấn đề này, TS Lương Hoài Nam từng khẳng định "thầy còn chưa ra thầy thì trò học tốt thế nào được". Theo ông, chất lượng giáo viên tiếng Anh là nguyên nhân đầu tiên khiến đề án khó thành công.
Sau hơn 8 năm thực hiện đề án, cả nước có khoảng 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5 trên tổng số gần 7,8 triệu học sinh được học tiếng Anh 4 tiết/tuần.
Trong khi đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, 100% học sinh lớp 3 học chương trình tiếng Anh 10 năm và tiến tới phổ cập tiếng Anh tại các trường phổ thông vào năm 2025.
Đặc biệt, kết quả thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp và THPT quốc gia những năm gần đây một lần nữa chứng minh việc "phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông các cấp" vào năm 2025 như đề án đặt ra là không tưởng.
Năm 2015, phổ điểm môn ngoại ngữ tập trung ở 2,5 đến 3 điểm, hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình.
Năm 2016, gần 90% thí sinh đạt điểm ngoại ngữ dưới trung bình.
Ông Nguyễn Tuấn Hải - nhà sáng lập Eton Grammar School - nhận xét phổ điểm ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 cho thấy sự thất bại toàn diện của đề án trong những năm qua.
Theo chuyên gia giáo dục này, đề án chỉ tập trung đào tạo tiếng Anh "chết".
"Đó là sự lãng phí tiền của cấp quốc gia. Nó làm chúng ta lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm nữa", ông Hải nêu quan điểm.
Theo một số chuyên gia giáo dục, mục tiêu quá cao so với thực tế là nguyên nhân khiến đề án hoạt động không hiệu quả.
"Mục tiêu của dự án rất lý tưởng. Nếu thực hiện được, đây sẽ là sự bứt phá ngoạn mục của ngành giáo dục và đem lại hạnh phúc lớn lao cho học sinh, sinh viên nước ta", GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định .
Tuy nhiên, ông cho rằng với tình trạng giáo viên tiếng Anh vừa thiếu, vừa chưa đạt chuẩn là chủ yếu mà yêu cầu “có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam” thì quá lãng mạn.
GS Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội), nhận định việc đưa người dân từ trình độ ngoại ngữ còn thấp lên đến mức sử dụng thông thạo, hiệu quả chỉ trong 10 năm là điều không thể.
Có cái nhìn bi quan hơn, TS Dennis Berg, người có kinh nghiệm 20 năm cố vấn giáo dục tại Việt Nam, từng nói với báo Thanh Niên rằng đề án ngoại ngữ 2020 thất bại ngay từ khi công bố do mục tiêu đặt ra không phù hợp thực tế.
Trong báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về đề án dạy và học ngoại ngữ hồi tháng 10/2016, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ thừa nhận mục tiêu của đề án thiếu thực tế.
Tại phiên chất vấn hôm 16/11/2016, ông Nhạ một lần nữa khẳng định đến năm 2020, nước ta chưa thể thực hiện các mục tiêu đặt ra trong đề án.
Thầy Nguyễn Quốc Tuấn, giáo viên ở Hà Tĩnh, cho rằng Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 hiệu quả rất thấp. Với tiến độ như hiện nay, đến năm 2050, ngành giáo dục cũng không đạt được mục tiêu của đề án. Giáo viên này cho biết thêm dù đề án triển khai được 5 năm, số tiết học tăng lên, nội dung bài học có thay đổi theo hướng chú trọng thực hành hơn, việc học ở trường không thể đáp ứng nhu cầu thi cử và sử dụng tiếng Anh của người học. |
Đó là sự lãng phí tiền của cấp quốc gia. Nó làm chúng ta lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm qua và sẽ tiếp tục lỡ nhịp thời đại trong nhiều năm nữa. Ông Nguyễn Tuấn Hải |
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.