- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nhận diện lực cản khi thực hiện dạy học tích cực
Giảng viên Trần Thị Lan Phương (Trường ĐH Đại Nam) nêu quan điểm cá nhân về những khó khăn, cản trở khi thực hiện phương pháp giảng dạy tích cực. Từ việc nhận diện những khó khăn này, giúp giảng viên có giải pháp áp dụng hiệu quả hơn phương pháp dạy học mới.
Nhận thức về phương pháp giảng dạy tích cực còn hạn chế
Giảng viên Trần Thị Lan Phương cho rằng, đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ.
Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học giáo dục thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời, tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tốt hơn cái đã có.
Nói như vậy không phải dung hòa để làm “hơi khác hay tương tự cái đã có” mà phải có cái mới thực sự để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ.
Nhưng một bộ phận giảng viên nghĩ rằng phương pháp dạy học mới cũng không có gì khác biệt nhiều so với phương pháp cũ, nên cứ dạy phương pháp truyền thống mà đạt hiệu quả, học sinh hiểu bài, thi đậu cao là được.
Nhận thức, suy nghĩ đơn giản như vậy còn ảnh hưởng, tác động tiêu cực đến các thầy cô giáo luôn cầu tiến, muốn tiếp cận và khát khao đổi mới cách thức dạy học để thu hút, hấp dẫn học sinh.
Chưa nhận thức được vấn đề cần đổi mới
Cản trở thứ hai, theo giảng viên Trần Thị Lan Phương là một số giảng viên trong quá trình giảng dạy dù đã cố gắng tìm tòi, áp dụng các phương pháp như hỏi đáp, tình huống, thảo luận nhóm…, nhưng nhìn chung chưa tuân thủ đúng quy trình và nguyên tắc áp dụng các phương pháp này, vì vậy hiệu quả chưa cao.
Muốn đổi mới phương pháp dạy học, giảng viên phải xác định trước mục tiêu giáo dục được đổi mới, nội dung giáo dục đổi mới phương tiện dạy học, hình thức tổ chức và phương thức đánh giá giáo dục phải đáp ứng được nhu cầu đổi mới.
Giảng viên còn thụ động trong quá trình dạy học
Nói đến hạn chế này, giảng viên Trần Thị Lan Phương nhận định: Do nhận thức về phương pháp dạy học tích cực còn hạn chế nên các giảng viên luôn thụ động trong quá trình dạy học theo phương pháp mới này.
Thêm vào đó, phải nói rằng, so với phương pháp giảng dạy tích cực thì phương pháp truyền thống có phần nhẹ nhàng, đơn giản hơn.
Phương pháp mới, như bài học minh họa, theo chủ đề… yêu cầu giảng viên phải tốn thời gian, phải vất vả tìm tòi, sáng tạo nhiều trong khâu thiết kế, soạn bài, chuẩn bị, sử dụng nhiều phương án, tình huống sư phạm, chuyên môn để dẫn dắt, gợi mở học sinh tìm hiểu, suy nghĩ, tư duy.
Để thành công với phương pháp mới đòi hỏi giảng viên cần chủ động trong giáo trình, thiết kế giờ giảng, kiên trì và không ngừng học hỏi, trau dồi thực tế, luôn vận dụng kiến thức đã có vào quan sát và ứng dụng vào thực tiễn…
Hạn chế trong việc tích cực hóa học sinh
Nhiều sinh viên có thói quen lười tư duy trong quá trình học. Trong giờ học, thầy giảng trò nghe và ghi chép, bài tập không chuẩn bị từ nhà mà đến lớp làm vội vàng.
Theo giảng viên Trần Thị Lan Phương, sự thiếu tích cực trong học tập của sinh viên cũng làm giảm sự nhiệt tình của giảng viên và như vậy việc dạy và học trở nên nhàm chán, mang tính đối phó.
Giảng viên hiện nay không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là người hỗ trợ sinh viên hướng dẫn tìm chọn và xử lý thông tin. Vị trí của nhà giáo không phải được xác định bằng sự độc quyền về thông tin và tri thức có tính đẳng cấp mà bằng trí tuệ và sự từng trải của mình trong quá trình dẫn dắt sinh viên tự học.
Thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Để áp dụng phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả đòi hỏi cơ sở vật chất, trang thiết bị phải đầy đủ và đáp ứng phù hợp với thực tiễn.
Giảng viên Trần Thị Lan Phương cho rằng, chương trình, nội dung đào tạo đổi mới phải đồng bộ với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị. Nhưng hiện nay kinh phí đầu tư còn hạn hẹp.
Nhiều bài dạy giảng viên muốn có thêm một số phương tiện, vật dụng, đồ dùng khác thì gặp khó khăn, trong khi áp lực công việc tại trường học ngày càng nhiều…Tất cả những lý do đó phần nào khiến chất lượng một bài giảng bị giảm đi.
Nội dung chương trình học còn nặng nề
Một trong những mục tiêu trong phương pháp giảng dạy tích cực là phát triển chương trình dạy học bằng cách giảm lý thuyết, tăng thực hành.
Giảng viên Trần Thị Lan Phương khẳng định, đây thực sự là một sự đổi mới cần thiết, nhưng thực tiễn, áp lực thi cử, đánh giá đã làm cho các giảng viên khó khăn trong việc thay đổi nội dung, chương trình học.
Bài học còn nặng về lý thuyết, thực hành ít và chưa ứng dụng được nhiều thực tế. Đây cũng là một nguyên hân dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học gặp trở ngại.
Những yêu cầu từ giảng viên khi thực hiện dạy học tích cực
Từ những khó khăn trên, giảng viên Trần Thị Lan Phương đưa ra các giải pháp từ phía nhà trường và giảng viên. Trong đó, với giảng viên, điều quan trọng là người thầy phải thực sự tâm huyết với nghề, chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn dành tâm sức, đầu tư cho bài giảng…
Bên cạnh đó, mỗi giảng viên cần chủ động nhận thức phương pháp đổi mới, giảng dạy gắn liền với thực tiễn; phải áp dụng biện pháp tích cực hóa sinh viên trước và trong giờ học.
Để việc đọc tài liệu của sinh viên có hiệu quả, giảng viên nên đưa ra trước các câu hỏi, yêu cầu sinh viên nghiên cứu tài liệu để trả lời những câu hỏi đó.
Đối với các môn học có bài tập, nên yêu cầu làm các bài tập phù hợp sau từng nội dung nghiên cứu. Sinh viên lúc này sẽ là người trình bày các nội dung nghiên cứu, còn giảng viên là người giảng giải vấn đề mà sinh viên chưa hiểu đúng và giải đáp thắc mắc. Nếu đủ điều kiện thì tổ chức thảo luận ngắn để làm rõ các vấn đề thuộc về bản chất.
Cuối cùng, giảng viên phải nắm được đối tượng sinh viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng viên chủ động có kế hoạch cho từng bài giảng, tiết giảng sẽ sử dụng phương pháp nào, thiết bị gì cho phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, mỗi giảng viên phải chủ động suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nếu giảng viên không quan tâm chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy là tự đào thải chính mình.
Theo Giáo dục và Thời đại
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.