- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh chỉ dám khoe giấy báo lên bàn thờ cha mẹ rồi cất
Căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi bố mẹ của ba chị em. Người chị cả trong nhà đành phải tạm gác giấc mơ vào đại học để kiếm tiền nuôi 2 em.
Căn bệnh ung thư quái ác đã cướp đi bố mẹ của ba chị em. Người chị cả
trong nhà đành phải tạm gác giấc mơ vào đại học để kiếm tiền nuôi 2 em.
Họa vô đơn chí
Trong căn nhà nhỏ xập xệ nằm cuối xóm 14 (xã Nghi Liên, TP Vinh, Nghệ An) của 3 chị em Đặng Thị Huyền Trang (sinh năm 1997) từ những tháng qua thiếu vắng tiếng cười, chỉ có nỗi cô quạnh, mùi khói nhang và những nỗi đau khôn nguôi. Cuối năm 2013, tai họa ập xuống mái ấm của Trang khi cả bố lẫn mẹ đều lần lượt ra đi vì bệnh tật.
Vừa đi làm về, Trang vội vàng chạy ra vườn hái rau vào nấu cơm để kịp cho 2 đứa em đi học về ăn. Mới 18 tuổi nhưng người chị cả mồ côi này như một người trưởng thành thực sự bởi những trăn trở, lo lắng từ khi mình trở thành người trụ cột chính trong gia đình.
Trang chuẩn bị cơm trưa cho các em. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
|
Trang kể, bố em vốn hay đau yếu nhưng chỉ nghĩ là cơn đau bình thường nên không đi thăm khám mà vẫn cố đi khắp nơi làm phụ hồ. Cuối năm 2013, trong một lần đang trong khi làm việc, bố em bắt đầu thấy đau nhói rồi ngất xỉu, đi khám mới biết bị ung thư gan giai đoạn cuối. Nhập viện điều trị được 2 tháng, bố của Trang được trả về rồi qua đời trong vòng tay của người thân.
Mất đi người trụ cột trong gia đình, chị Nguyễn Thị Vĩnh (sinh năm 1976, mẹ của Trang) vừa làm mẹ vừa làm cha để lo ăn học cho ba con. Tưởng chừng nỗi đau đó đã là quá lớn đối với gia đình, nhưng tai họa lại tiếp tục đeo bám khi các bác sỹ cho biết chị bị u máu trong gan. Khối u máu quá lớn choán hết gan nên không thể can thiệp bằng phẫu thuật, chỉ có các giải pháp cầm cự để hạn chế u phát triển.
Số tiền chữa trị cho chồng chưa kịp trả hết nay lại phải đi vay mướn khắp nơi để chạy chữa bệnh cho chị Vĩnh khiến hoàn cảnh gia đình càng trở nên bị đát. Biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhiều lần Trang định bỏ học để đi làm thuê kiếm tiền mua thuốc cho mẹ và cho em ăn học, nhưng chị Vĩnh kiên quyết phản đối và muốn cho các con theo học tới cùng bằng mọi giá.
“Rồi mẹ cũng bỏ chúng em mà đi, em không biết phải làm sao nữa. Em thì không sao, có thể tự lo cho mình được nhưng để lo cho cả hai đứa sau nữa thì...”, Trang nghẹn ngào nước mắt.
Cầm giấy báo nhập học trong tay nhưng Trang không dám quyết định đi tiếp vì nghĩ cho 2 người em của mình. Ảnh: Gia Đình & Xã Hội.
|
Nhường giấc mơ cho em
Mỗi lần vào thắp hương cho bố mẹ, nước mắt của cô bé 18 tuổi lại nhạt nhòa. Trang cho biết, vì mẹ không muốn chị em Trang nghỉ học giữa chừng nên sau khi mẹ mất, em vẫn gắng gượng vừa đi làm thêm kiếm tiền vừa chăm sóc em. Lâm vào bước đường cùng, nhưng Trang vẫn không bỏ bê việc học của mình. Suốt 3 năm cấp 3, Trang luôn đạt học sinh giỏi toàn diện của trường.
Cầm giấy báo nhập học trong tay, Trang kính cẩn đem lên khoe với bố mẹ rồi vội vàng giấu kín vào trong tủ. Trong kỳ thi đại học vừa qua, người chị cả mồ côi này đã đậu vào Khoa Luật (Đại học Vinh) như mong ước của chị Vĩnh, nhưng để làm trọn được giấc mơ của mẹ thì Trang không còn đủ tự tin.
Ngày làm thủ tục nhập học đã cận kề, nhưng Trang không biết xoay đâu ra tiền để nộp. Dù một lúc xin làm thêm ở hai nơi nhưng với số tiền này cũng chỉ đủ để 3 chị em sống qua ngày và nôp một ít tiền học cho 2 đứa em. “Hai đứa nhỏ cũng ham học và học tốt lắm. Dù hoàn cảnh có khó khăn tới đâu đi nữa thì em cũng sẽ cố gắng để hai đứa không phải từ bỏ đi giấc mơ của mình”, Trang tâm sự trong nước mắt.
Mất đi chỗ dựa, anh em họ hàng lại không giúp được gì nhiều, bà ngoại là chỗ dựa duy nhất cho Trang và em trai Đặng Đăng Hoàng học lớp 11 trường THPT Nguyễn Duy Trinh, cùng đứa em út mới 9 tuổi. Thấy Trang vẫn luôn nung nấu giấc mơ vào đại học của mình, nhiều lần ngoại động viên em tiếp tục đi học, việc chăm sóc các em ở nhà ngoại sẽ lo.
“Nhiều lần em cũng tính nếu đi học thì em lên thành phố kiếm việc làm
rồi vừa học vừa làm, từ trường tới nhà cũng chỉ khoảng 10 km nên em sẽ
không ở trọ để đỡ thêm chi phí. Nhưng chi phí học đại học cao rứa em sợ
không làm nổi, hơn nữa nếu đi học thì em không có thời gian để chăm sóc
cho các em”, Trang nghẹn ngào chia sẻ về tương lại của mình.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.