- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ sinh tự tử vì bị tung clip 'nóng' nhìn từ góc độ giáo dục
Đằng sau những cái chết thương tâm vì hành động tiêu cực của bạn trẻ, là sự thiếu hụt của giáo dục kỹ năng sống.
Chuyên gia tâm lý Bùi Hồng Quân cho rằng, đằng sau những cái chết thương tâm vì hành động tiêu cực của bạn trẻ, là sự thiếu hụt của giáo dục kỹ năng sống.
Những hồi chuông liên tục gióng lên Những ngày vừa qua, mạng xã hội Facebook xuất hiện clip “nóng” của nữ sinh Lan (15 tuổi) ở Đồng Nai với bạn trai. Hơn 5.000 lượt like và chia sẻ, hàng ngàn lượt bình luận chỉ trích, mạt sát nhân vật trong clip.
Xấu hổ, bế tắc, không chịu được áp lực từ cộng đồng mạng, Lan uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cô đã qua đời tại nhà riêng lúc 2h sáng 20/6.
Đây không phải lần đầu tiên người trẻ tìm cách tiêu cực giải quyết vấn đề phải đối mặt. Hồi tháng 10/2012, thầy cô và học sinh THCS Trung Lập, TP HCM đau xót trước sự ra đi của nữ sinh Hoa. Em đã uống thuốc diệt cỏ tự tử vì làm mất 600.000 đồng tiền quỹ lớp.
Trước đó, cô giáo có mắng Hoa vài câu và yêu cầu phải hoàn trả đầy đủ số tiền cho lớp. Do gia cảnh nghèo khó, sợ mẹ không có tiền trả, em suy nghĩ tiêu cực và quyết định kết liễu cuộc đời.
Năm 2013, những vụ học sinh tự tử vì khủng hoảng tâm lý tiếp tục tái diễn. Tháng 3 năm này, người nhà phát hiện Hải - học sinh lớp 7D, THCS Cẩm Thạch, Hà Tĩnh - tử vong trong tình trạng treo cổ ngay bên song cửa sổ bằng chiếc khăn quàng đỏ học sinh.
Theo một số học sinh cùng lớp Hải, buổi học ngày 6/3, em làm đổ nước uống và bị cô hiệu phó phạt lau nhà. Lúc tan trường, em lại bị cô hiệu phó khiển trách vì đạp xe trong sân.
Trước đó, Hải thi học sinh giỏi môn tiếng Anh nhưng không đoạt giải, trong tuần lại bị ghi tên vào sổ đầu bài. Bạn bè cho biết, học sinh này tự tử do áp lực tâm lý dồn nén không được giải tỏa.
Một ngày trước cái chết của Hải, em Hùng, 16 tuổi, học lớp 11 THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhảy cầu tự tử. Hùng cũng bị ức chế vì được giao nhiệm vụ giữ chìa khóa lớp, nhưng để mất 19 chiếc ghế nhựa, bị thầy giáo chủ nhiệm bắt viết bản tường trình bồi thường.
Còn nhiều trường hợp đau lòng khác đã xảy ra, khi người trẻ âm thầm giải quyết những sự cố đầu đời một cách tiêu cực.
Xấu hổ, bế tắc, không chịu được áp lực từ cộng đồng mạng, Lan uống thuốc diệt cỏ tự tử. Cô đã qua đời tại nhà riêng lúc 2h sáng 20/6.
Hình ảnh của nữ sinh và bạn trai lúc còn yêu nhau. Cô đã hành động tiêu cực sau khi bị
tung clip "nóng" lên mạng.
tung clip "nóng" lên mạng.
Trước đó, cô giáo có mắng Hoa vài câu và yêu cầu phải hoàn trả đầy đủ số tiền cho lớp. Do gia cảnh nghèo khó, sợ mẹ không có tiền trả, em suy nghĩ tiêu cực và quyết định kết liễu cuộc đời.
Năm 2013, những vụ học sinh tự tử vì khủng hoảng tâm lý tiếp tục tái diễn. Tháng 3 năm này, người nhà phát hiện Hải - học sinh lớp 7D, THCS Cẩm Thạch, Hà Tĩnh - tử vong trong tình trạng treo cổ ngay bên song cửa sổ bằng chiếc khăn quàng đỏ học sinh.
Theo một số học sinh cùng lớp Hải, buổi học ngày 6/3, em làm đổ nước uống và bị cô hiệu phó phạt lau nhà. Lúc tan trường, em lại bị cô hiệu phó khiển trách vì đạp xe trong sân.
Trước đó, Hải thi học sinh giỏi môn tiếng Anh nhưng không đoạt giải, trong tuần lại bị ghi tên vào sổ đầu bài. Bạn bè cho biết, học sinh này tự tử do áp lực tâm lý dồn nén không được giải tỏa.
Một ngày trước cái chết của Hải, em Hùng, 16 tuổi, học lớp 11 THPT Nguyễn Trung Thiên (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhảy cầu tự tử. Hùng cũng bị ức chế vì được giao nhiệm vụ giữ chìa khóa lớp, nhưng để mất 19 chiếc ghế nhựa, bị thầy giáo chủ nhiệm bắt viết bản tường trình bồi thường.
Còn nhiều trường hợp đau lòng khác đã xảy ra, khi người trẻ âm thầm giải quyết những sự cố đầu đời một cách tiêu cực.
Trong những vụ việc nêu trên, nhiều nạn nhân là học sinh khá, giỏi. Các em thường sống hòa đồng với bạn bè nhưng lại có xu hướng tự cô lập bản thân khi gặp tình huống cần chia sẻ. Sự ra đi của các em để lại nỗi bàng hoàng và day dứt cho những người liên quan.
Chia sẻ vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP HCM) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi trên là các bạn trẻ thiếu kỹ năng ứng phó tình huống mang tính tiêu cực. Xuất phát từ sự thiếu hụt trong kỹ năng sống, lại không được giáo dục và tư vấn kịp thời khi gặp những vấn đề chưa từng trải qua, các em căng thẳng, im lặng và hành động sai.
Theo ông Quân, việc giáo dục kỹ năng sống ít nhiều đã được nhà trường đề cập, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các bạn trẻ, đặc biệt trong thời đại Internet bùng nổ.
"Hiện tại, nhà trường chưa có môn học chính khóa về giáo dục kỹ năng sống, mà chỉ có Giáo dục Công dân. Tuy nhiên, nội dung môn học này tập trung giáo dục đạo đức và hiểu biết pháp luật, chưa đi vào phát triển kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh", ông Quân nói.
Cùng với đó, những tình huống xuất hiện từ thực tế cuộc sống, vốn phức tạp và gây áp lực hơn nhiều, chưa hề xuất hiện trong lớp học. Thế nên, khi phải đối mặt sự cố, học sinh không biết phải xử lý thế nào.
"Không thể đón đầu và giả định được tất cả các tình huống có thể xảy đến với bạn trẻ. Vậy nên, việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em phải được thực hiện đầu tiên. Khi đã có hệ giá trị căn bản, các em sẽ ứng phó được với nhiều tình huống khác nhau", ông Quân nói.
Thạc sĩ tâm lý này cũng lưu ý rằng, không nên quy hết trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho nhà trường, bởi ngoài thời gian đi học, các bạn trẻ còn tham gia vào nhóm cộng đồng xã hội khác. Cần có sự chung tay của nhiều lực lượng xã hội, đặc biệt là vai trò của gia đình.
"Tại thời điểm xảy ra khủng hoảng tâm lý, những người thân trong gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất, giúp người bị khủng hoảng lấy lại bình tĩnh. Gia đình cũng cần chủ động quan tâm con em, bởi nếu để người trẻ tự cô lập chính mình, những suy nghĩ tiêu cực sẽ càng phát triển và dẫn đến hậu quả đáng tiếc", ông Quân chia sẻ.
Chia sẻ vấn đề này, thạc sĩ tâm lý Bùi Hồng Quân (Sở Lao động Thương binh & Xã hội TP HCM) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến những hành vi trên là các bạn trẻ thiếu kỹ năng ứng phó tình huống mang tính tiêu cực. Xuất phát từ sự thiếu hụt trong kỹ năng sống, lại không được giáo dục và tư vấn kịp thời khi gặp những vấn đề chưa từng trải qua, các em căng thẳng, im lặng và hành động sai.
Theo ông Quân, việc giáo dục kỹ năng sống ít nhiều đã được nhà trường đề cập, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các bạn trẻ, đặc biệt trong thời đại Internet bùng nổ.
"Hiện tại, nhà trường chưa có môn học chính khóa về giáo dục kỹ năng sống, mà chỉ có Giáo dục Công dân. Tuy nhiên, nội dung môn học này tập trung giáo dục đạo đức và hiểu biết pháp luật, chưa đi vào phát triển kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh", ông Quân nói.
Cùng với đó, những tình huống xuất hiện từ thực tế cuộc sống, vốn phức tạp và gây áp lực hơn nhiều, chưa hề xuất hiện trong lớp học. Thế nên, khi phải đối mặt sự cố, học sinh không biết phải xử lý thế nào.
"Không thể đón đầu và giả định được tất cả các tình huống có thể xảy đến với bạn trẻ. Vậy nên, việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho các em phải được thực hiện đầu tiên. Khi đã có hệ giá trị căn bản, các em sẽ ứng phó được với nhiều tình huống khác nhau", ông Quân nói.
Thạc sĩ tâm lý này cũng lưu ý rằng, không nên quy hết trách nhiệm giáo dục kỹ năng sống cho nhà trường, bởi ngoài thời gian đi học, các bạn trẻ còn tham gia vào nhóm cộng đồng xã hội khác. Cần có sự chung tay của nhiều lực lượng xã hội, đặc biệt là vai trò của gia đình.
"Tại thời điểm xảy ra khủng hoảng tâm lý, những người thân trong gia đình chính là điểm tựa vững chắc nhất, giúp người bị khủng hoảng lấy lại bình tĩnh. Gia đình cũng cần chủ động quan tâm con em, bởi nếu để người trẻ tự cô lập chính mình, những suy nghĩ tiêu cực sẽ càng phát triển và dẫn đến hậu quả đáng tiếc", ông Quân chia sẻ.
Bạn trẻ cần làm gì khi bị khủng hoảng?
- Bước 1: Cần bình tĩnh, xác định rõ nguyên nhân, bị "ném đá" do hành động không đúng hay do có sự hiểu lầm.
- Bước 2: Cần nhận thức rõ hành động dù đúng hay sai cũng đã xảy ra và không thể làm lại; nên thẳng thắn nhận trách nhiệm nếu bản thân gây ra sự việc.
- Bước 3: Tìm người sẻ chia, giải tỏa áp lực. Có thể tìm đến các chuyên gia tâm lý có uy tín, nhưng trước hết nên chia sẻ với người thân trong gia đình.
Ngoài ra, các bạn cần ý thức rõ cộng đồng mạng là một thế giới có thật nhưng cũng mang nhiều tính ảo. Không nên lệ thuộc và bị chi phối bởi thế giới ảo đó vì cuộc sống thực mới là điều quan trọng.
Nếu quá ám ảnh với những lời chỉ trích từ người xa lạ, bạn sẽ tự làm hại chính mình.
Theo Bùi Ngọc Tân/Zing News
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.