- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nuôi con kiểu thành phố và câu chuyện của tôi
Tôi thuộc thế hệ đầu 8X, sinh ra và lớn lên ở thành phố. Mẹ tôi chỉ có mình tôi nên bao nhiêu yêu thương đều dồn hết cho tôi, đồng nghĩa với bao nhiêu việc lớn nhỏ mẹ cũng tự vơ lấy làm hết….
Lớn lên tôi là một cô gái chân yếu tay mềm, không bao giờ biết lao động nặng nhọc là gì. Ngoài việc học và làm một số việc vặt trong nhà, tôi rất vụng về, không biết va chạm thực tế.
Đến thế hệ con tôi, vẫn tương tự như vậy. Ngay từ lúc sinh ra đã được cả nhà bao bọc trong vòng tay quan tâm, chăm sóc thái quá dẫn đến hệ quả
Kén ăn, sợ ăn: Lúc con nhỏ, tôi không dám cho con ăn sam sưa vì sợ thứ này độc hại, thứ kia không tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra nghĩ rằng ăn cháo sẽ tốt cho dạ dày nên không cho con ăn cơm đến tận 3 tuổi. Muốn cho con ăn cháo còn vì có thể xay được nhiều thực phẩm cho vào đó, tưởng rằng làm thế con sẽ đủ chất, nhanh lớn. Thực tế là khi cho tất cả mọi thứ vào cháo sẽ có mùi vị rất khác so với khi tách riêng từng thực phẩm lúc ăn với cơm. Chính vì thế mà sau này con không quen, lại phải tập ăn lại từ đầu.
Ảnh minh họa |
Sai lầm nữa là sợ để con tự xúc ăn giây bẩn ra quần áo, mất vệ sinh, nên tôi cứ mải miết xúc cho con ăn, bỏ lỡ khoảng thời gian đứa trẻ thích tập làm mọi việc. Dẫn đến lúc lớn hơn, cứ ỳ ra không chịu xúc lấy, lại phải ép buộc, dỗ dành.
Một ngày duy trì 6 bữa ăn, ba bữa chính và ba bữa phụ, cứ cách 2 đến 3 tiếng lại ăn một bữa cũng là một sai lầm. Tưởng rằng làm thế để con ăn được nhiều, ai ngờ chỉ khiến đứa trẻ lúc nào cũng trong trạng thái ngang dạ, chẳng bao giờ có cảm giác đói nên cũng không bao giờ biết thèm ăn cái gì.
Để ăn đủ 6 bữa như trên thì đứa trẻ không thể đi ngủ sớm được.Thường là 9h30 phút tối mới bắt đầu bữa cuối và kết thúc là 10 giờ, sớm nhất cũng phải nửa tiếng sau mới đi ngủ.
Vì ngủ muộn nên sáng cũng dậy muộn là điều dễ hiểu. Khi dậy được còn ề à, đánh răng, rửa mặt, vừa ngậm bàn chải vừa ngủ…. Cho nên bực tức, cáu gắt là điệp khúc lặp đi lặp lại vào các buổi sáng của gia đình tôi.
Việc dành thời gian chơi với con nhiều quá làm tôi đánh mất sự kết nối tự nhiên của con với các bạn.
Về chuyện học, dù rất mất nhiều thời gian đầu tư, dạy dỗ ngay từ nhỏ - nhưng kết quả học của con tôi cũng bình thường, chỉ gọi là giỏi hơn những bạn học khá.
Điều đáng lo là con thường bị động trong giờ học, quen thói khi học được mẹ ngồi cạnh, động viên, khích lệ, giảng giải cho những bài khó nên hậu quả là không có mẹ ở nhà thì không thích học.
Nuôi con kiểu nông thôn
Em dâu tôi sinh ra ở nông thôn. Hai vợ chồng ra thành phố làm công nhân, gửi con cho ông bà nuôi, mỗi tuần chỉ về một hai lần. Sau này do lương thấp, bỏ việc, đi chợ bán thịt ngoài thành phố, vẫn để con ở quê nhờ ông bà nội ngoại nuôi (lúc này đã là hai đứa, mỗi đứa hơn kém nhau ba tuổi).
Lúc đầu tôi thấy cách nuôi con ấy thật không ổn chút nào. Bố mẹ vắng nhà biền biệt, phó thác mọi việc cho ông bà, hai đứa trẻ cứ lớn lên, hồn nhiên, không bao giờ cần bố mẹ phải ở cạnh. Những lúc nhìn hai cháu ăn uống nhồm nhoàm, chân tay lem luốc, quần áo xộc xệch, nhàu nhĩ, tôi không tránh khỏi cảm giác ái ngại và lạ lùng với cách nuôi con vô tư cuả vợ chồng em.
Sau 10 năm âm thầm quan sát tôi nhận thấy, khoảng thời gian lúc bé ăn uống rơi vãi, luộm thuộm, trông có phần xấu xí, nhếch nhác thì bây giờ đã khác hẳn. Lớn lên, có lẽ chẳng cần ai dạy, trẻ sẽ tự học được điều đó từ xung quanh.
Thích nhất là tác phong ăn uống nhanh nhẹn, chỉ mười lăm phút là kết thúc bữa cơm, bất kể với món gì. Ngon thì ăn nhiều, không ngon thì ăn ít đi một chút, tự điều chỉnh, không ai phải ép, phải lo lắng.
Ở nông thôn, ông bà làm ruộng từ xưa, nên vẫn duy trì thói quen dậy sớm, đi ngủ sớm ngay cả khi không bận bịu với việc đồng áng nữa. Chịu ảnh hưởng từ điều đó, các cháu tôi đều tuân thủ giờ giấc như vậy. 9 giờ tối lên giường, 5 giờ sáng đã thức dậy, không cần ai gọi, tự đánh răng rửa mặt, ăn sáng, ung dung ngồi chờ ông chở đi học. Kể cả ngày nghỉ cũng không ngủ nướng thêm.
Vì có hai anh em nên chúng tự bày trò nô đùa với nhau hoặc rủ nhau sang hàng xóm. Có lúc đánh lộn, cãi vã, tranh giành đồ chơi, khóc lóc ăn vạ nhưng cũng chỉ thoáng qua rồi tự dàn xếp lấy, người lớn làm gì có nhà mà ỉ ôi, nhì nhèo.
Các cháu tôi tuy học không giỏi lắm nhưng cũng vào diện khá. Bố mẹ không có nhà nhưng tối tối vẫn tự giác ngồi học, học xong đi ngủ. Chưa cần biết hiệu quả của việc tự học như thế nào chỉ cần nhìn ý thức đã thấy an tâm.
***
Thực chất, tôi không có ý tách bạch nuôi con kiểu thành phố hay nông thôn vì điều đó có vẻ mang tính quy chụp, vơ đũa cả nắm.Tôi tách ra như vậy chỉ để người đọc có thể dễ dàng soi chiếu, so sánh và rút ra kết luận.
Mỗi cách nuôi dạy đều có ưu và nhược điểm riêng, nếu kết hợp các ưu điểm và loại trừ các nhược điểm sẽ được cho ra một phương pháp thỏa đáng.
Hà Đông (Hà Nội)/Theo Vietnamnet
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.