- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Sách Tiếng Việt 1 - tấm vé tuổi thơ
"Ôi tuổi thơ ngày xưa. Cuốn sách thần thánh đây rồi. Thời gian ơi, xin cho ta một điều ước, hãy một lần ngừng trôi"...
"Ôi tuổi thơ ngày xưa. Cuốn sách thần thánh đây rồi. Thời gian ơi, xin
cho ta một điều ước, hãy một lần ngừng trôi", đó là chia sẻ của cộng
đồng mạng khi đọc lại cuốn Tiếng Việt 1.
Sau cuốn Đạo Đức 1, fanpage Sách Đẹp đăng
bộ ảnh Tiếng Việt 1. Đây là ảnh chụp toàn bộ cuốn sách Tiếng Việt dành
cho học sinh lớp 1 từ năm 1993 đến năm 2000. Quyển sách có kích cỡ
15x20, bìa sách mềm, giấy hơi ngả vàng, được in chủ yếu bằng hai màu cam
- xanh. |
Tác giả bộ ảnh chia sẻ: "
Mấy ai khi nhìn lại cuốn sách Tiếng Việt 1 dưới đây lại không một lần muốn đọc ngấu nghiến. Xin một lần nữa phát miễn phí những tấm vé 'trở lại tuổi
thơ' cho các anh chị và các bạn 8X - 9X đời đầu. Và lại xin 'bòn rút'
của mọi người thêm mấy phút để cùng bồi hồi, xao xuyến khi gặp lại cố
nhân".
|
Ngay lập tức, bộ ảnh nhận được gần 3.000 thích (like) và 2000 lượt chia sẻ (share) chỉ sau 1 giờ đồng hồ. Đồng
cảm với tác giả, bạn Huỳnh Thanh Quang nói: "Xem bộ sách mà bao ký ức hiện về, nhớ những đêm đông bên cửa sổ, gió rít mái nhà, mẹ đan len, mình ngồi học thuộc lòng mấy chữ i, a".
|
Đối với thế hệ 8X, 9X đời đầu,
đây là cuốn sách vỡ lòng về tập đọc, đánh vần, ghép chữ. Khác với thế hệ
bây giờ học chữ E đầu tiên, ngày đó, học sinh được dạy trước các chữ O,
C, A. |
Những năm 80 - 90, khi đất nước còn khó khăn, sách vở rất đắt đỏ, cuốn sách Tiếng Việt 1 này có giá 4.500 đồng. Bạn đọc Đặng Hoa bình luận:"Sách hồi đó mắc quá. Nhớ ngày ấy 500 đồng mình ăn sáng
tô bún với bịch nước sâm, sách đắt gấp 9 lần bữa ăn sáng. Nghĩ thấy
thương ba mẹ, hồi đó nhà ai cũng khó khăn".Bạn Tâm Nguyễn còn nhớ, trường bạn ở thị xã Ba Chẽ,
tỉnh Quảng Ninh, sách mượn ở thư viện, cuối năm học xong trả lại, chứ
không có tiền để mua. |
Thời điểm đó, rất ít gia đình
nào có cơ hội cho con đi học thêm. Cha mẹ có thời gian mới dạy trước
được con vài chữ cái. Học sinh vào lớp 1 mặt chữ còn chưa biết. "Ôi
tuổi thơ ngày xưa, nhớ học lớp 1 bài đầu tiên là đánh
vần từ 'anh - cây cảnh', tớ đọc ngọng líu ngọng lô toàn thành từ 'ăn -
cẳn' thôi
", Facebook Hải Nguyễn nhớ lại. Cậu bạn nói thêm,
bây giờ nhà nào cũng cố cho con đi học trước, trẻ vào lớp 1 đã biết hết
mặt chữ, nếu không sẽ bị đánh giá là kém chúng bạn. |
Thời ấu thơ cách đây gần 2 chục năm, đối với hầu hết
thiếu nhi lúc đó, sách giáo khoa là thứ duy nhất được đọc, được sở hữu
và cũng được các cô cậu học sinh ưa thích nhất.
Bạn Mai Thủy bày tỏ sự xúc động khi xem bộ ảnh: "Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Nhớ lại ngày nào ba dạy tập
đánh vần. Mẹ cầm tay nắn nót từng nét chữ. Ôi nhớ lắm tuổi thơ của tôi.
Ước gì thời gian có thể quay lại".
|
Tác giả bộ ảnh, bạn Lê Hải Đoàn, cũng là người mở ra trào lưu "sách cũ", mở đầu bằng cuốn Đạo Đức 1, kể cuốn
Đạo Đức đăng cách đây mấy hôm thật không ngờ đã trở thành
hiện tượng mạng. Cậu bạn hơi bất ngờ, chưa thể tin độ lan tỏa của cuốn
sách lớn đến vậy. Có những anh, chị giờ đã là bố mẹ của các nhóc tì,
những cô bác lớn tuổi không học nhưng trước đây đã dùng chính cuốn sách
này để kể chuyện cho con, cả những em 9X sau này cũng nhiệt tình hưởng
ứng vì "Sách giáo khoa ngày xưa hay thế".
|
Nói về cảm xúc của mình, Đoàn tâm sự
đôi lúc tưởng tượng ra những khung cảnh trong tranh và
nghĩ giá như mình có thể sống trong những phong cảnh của bức tranh đó.
"Có ai còn nhớ những Cô Mơ, Chị Kha, Dì Na, hay thậm chí những vần đã
đọc thành quen miệng A - A - Cái Ca không?
". |
Cuốn sách với những hình minh
họa đơn sơ, sinh động, rõ ràng nhưng thể hiện sự chăm chút của tác giả.
Trang sách trình bày thoáng, đẹp, giúp học sinh dễ đọc, dễ học. Nội
dung sách hay và gần gũi, mang lại sự hứng thú cho học
sinh. "Hình vẽ thân thương quá, thật ghen tị với tác giả vì sở hữu những
quyển sách vô giá này", chú Nguyễn Hữu Trí (sinh năm 1968) cho hay. |
Theo Zing
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.