- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
So sánh: Khích lệ hay vùi dập trẻ?
Trẻ em khi bị đem ra so sánh với anh chị em trong nhà hoặc với anh chị em họ hàng thường phát triển sự oán giận đối với những đối tượng so sánh đó.
Tintuconline trích đăng chia sẻ của tác giả Trish Summerfield về điều này, mong rằng qua đây các bạn độc giả sẽ có thêm kinh nghiệm trong quá trình nuôi dạy con:
Cái giá của sự so sánh
Một lần đi dạo, tôi bắt gặp một người đàn ông cùng ba đứa con trai nhỏ ở công viên. Khi cậu bé thứ nhất chạy đến gần, tôi nghe người đàn ông nói với bạn cùng đi rằng: “Tôi không thích thằng nhỏ này”. Khi cậu bé thứ hai đến, người đàn ông nói tiếp: “Tôi thích thằng nhỏ này hơn”. Cuối cùng là cậu bé thứ ba, ông ấy nói: “Tôi thích thằng nhỏ này nhất”. Những lời nhận xét của ông bố đã gieo vào tâm trí những đứa trẻ hạt giống của sự so sánh.
Nhân so sánh, quả tiêu cực
Rồi sau này khi các bé lớn lên thành những chàng trai, quả sinh ra từ hạt giống so sánh sẽ là cảm giác bất an và điều này thường dẫn đến sự ghen tị. Ở những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể cố ngăn chặn thành công ở người khác hoặc cảm thấy buồn tủi, tự ti. Lời nhận xét của ông bố: “Tôi không thích thằng nhỏ này” đã hình thành một quan điểm sai lệch cho trí não cậu bé, đó là nó không đáng nhận được tình yêu. Loại suy nghĩ này dẫn đến hạ thấp lòng tự trọng ở trẻ và rất có thể khiến trẻ không kích hoạt hết tiềm năng của nó trong cuộc sống.
Tôi nhớ một người đàn ông trung niên nói với tôi rằng mỗi ngày khi nhìn vào gương trong lúc cạo râu, ông lại tự bảo “Tôi ghét bạn!” Cảm giác bất mãn với bản thân khiến ông ấy nghiện rượu. Khi tôi hỏi những cảm giác tiêu cực ấy từ đâu mà có, ông kể về thời thơ ấu của mình. Cha ông ấy từng dùng những lời lẽ tiêu cực để so sánh ông với em trai và nói rằng ông không giỏi như em mình. Có lúc cha ông còn nhận xét thêm rằng ông là người vô dụng! Ông ấy bắt đầu tự nói với mình theo cùng một cách của cha và cách nói này tiếp diễn trong suốt cuộc đời ông. Hậu quả là ông phải dùng rượu để cố át đi tiếng nói tiêu cực trong tâm trí.
Trẻ em khi bị đem ra so sánh với anh chị em trong nhà hoặc với anh chị em họ hàng thường phát triển sự oán giận đối với những đối tượng so sánh đó. Điều này có thể dẫn đến bất hoà giữa chúng. Nếu một đứa trẻ bị so sánh về thành tích học tập với các trẻ khác, chúng thậm chí có thể quan niệm học tập là nguyên nhân khiến chúng chịu thua thiệt, kém cỏi.
Lợi bất cấp hại
Hãy trở lại câu chuyện đầu về người cha với ba cậu con trai nhỏ. Nếu người cha nói về đứa con đầu tiên “Cậu bé này rất tốt bụng và chu đáo”; về đứa con trai thứ hai: “Cậu bé này rất hào phóng và nhẹ nhàng”; và đứa thứ ba: “Cậu bé này rất can đảm và mạnh mẽ”, thì những đứa trẻ này sẽ học được điều gì? Mỗi đứa trẻ đều độc đáo và có giá trị. Chúng sẽ học được rằng khi ai đó nhận được tình yêu hay lời khen ngợi, thì chúng không mất đi tính cách độc đáo của riêng mình và vẫn có cơ hội nhận tình yêu và lời khen ngợi. Niềm tin này sẽ cho phép trẻ cảm thấy an toàn và tự tin vào bản thân, vượt khỏi cảm giác ghen tị mà cho phép mình vui hưởng cả với thành công của người khác.
Hãy tự hỏi so sánh có làm trẻ trở nên tốt hơn không? Rất thường khi người lớn lấy trẻ ra để so sánh với ý định tích cực. Họ nghĩ rằng trẻ sẽ được kích thích để học hoặc có hành vi tốt hơn. Tuy vậy, hậu quả từ so sánh thật đáng để ta suy nghĩ vì những nguy hại lâu dài của nó đối với sự phát triển nhân cách. Trong thực tế, số người cảm thấy an toàn và bình tĩnh khi bị so sánh không nhiều. Thế nên, so sánh luôn đem lại cảm giác thua kém và tiêu cực. Thay vì so sánh, chúng ta nên khen ngợi và nhìn vào những việc trẻ làm tốt. Chúng ta vẫn có thể thách thức và khuyến khích trẻ đạt được những thành tựu tuỳ theo khả năng của chúng. Celine Dion, cô ca sĩ từng hát bài My heart will go on đã chia sẻ rằng: “Tôi không cạnh tranh với bất cứ ai, mà với bản thân mình”. Bằng cách này, chúng ta có thể giúp trẻ tiến lên so với mức cũ, nhờ thế lòng tự trọng của chúng được đảm bảo.
Người lớn thường không nhận ra hậu quả khi so sánh trẻ này với trẻ khác. Gần đây có một phụ huynh khoe với tôi rằng cô cảm thấy rất vui vì con cô được bạn trong lớp bầu chọn là người được yêu quý nhất. Hoạt động mà thầy giáo đưa ra để học sinh tranh đua là mỗi em có một tấm thẻ để viết tên bạn nào đó mà em thích và trao tấm thẻ đó cho bạn. Nó có thể là một động lực tốt cho trẻ nhận được nhiều thẻ, nhưng còn những trẻ nhận được ít thẻ hoặc không nhận được tấm thẻ nào sẽ cảm thấy ra sao? Các hoạt động này thật đáng buồn vì nó đem lại hạnh phúc cho một số người, nhưng lại khiến người khác tổn thương.
Có thể phát triển mà không cần so sánh
Trước nhất, chúng ta hãy giúp trẻ phát triển cảm nhận độc đáo, đặc biệt của riêng chúng và biết trân trọng bản thân. Thứ hai, hãy khuyến khích trẻ tìm ra các mục tiêu của riêng chúng và tận hưởng niềm vui trong việc đạt được. Một khi chúng không đạt được những mục tiêu này, hãy giúp chúng nhìn đó là một cơ hội để học cách thực hiện hiệu quả hơn trong tương lai.
Đối với người lớn, chúng ta cũng cần tự khuyến khích, động viên mình như đã làm với trẻ. Hãy đảm bảo rằng chúng ta không đeo mang bất kỳ niềm tin tiêu cực nào về bản thân, cái hạn chế sự thành công và hạnh phúc của chúng ta.
Theo Qms.vn
Bạn nghĩ sao về việc này? Hãy chia sẻ quan điểm và giải pháp của bạn tới Tintuconline qua địa chỉ email tintuconline@vietnamnet.vn hoặc comment dưới bài viết. |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.