- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Thi vào lớp 10: Học sáng, ôn chiều, luyện đến đêm
21h tại một lò luyện thi trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP HCM, học sinh tan học đổ ra đường. Nhiều em mặc đồng phục không giấu nổi mệt mỏi, liên tục ngáp ngủ, nháo nhác tìm người thân.
>>Tuyển sinh vào lớp 10 ở Hà Nội: Tái diễn 'chiêu' chuyển trường?
Ngoài cổng trung tâm, đông phụ huynh đứng kín lối đi. Một số phụ huynh ôm hôn, động viên con sau một ngày học ở trường, luyện ở trung tâm đầy căng thẳng. 21h30, nhiều em vẫn ngồi vật vờ chờ người nhà đến đón. Đói và mệt, các em phải ăn tạm chiếc bánh ngọt lót dạ.
Học ngày, luyện đêm
“Lịch học của em tại trung tâm bắt đầu từ 17h50 hàng ngày, trừ chủ nhật. Em học tới 19h20, có hôm tới 21h. Các tối thứ hai đến thứ bảy, em học 3 môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh; chiều thứ bảy và sáng chủ nhật học môn chuyên”, Quang Huy, học sinh lớp 9 tại một trường THCS cho biết.
Nhà ở Bình Thuận, bố mẹ đưa Huy lên Sài Gòn luyện thi tại "lò" để ứng thí vào lớp chuyên Toán trường THPT Lê Hồng Phong. Nam sinh tâm sự, xa nhà, ôn thi vất vả nhưng em vẫn quyết tâm ôn luyện để vào được lớp chuyên như mong muốn.
Theo Mỹ Kim, học sinh lớp 9 tại quận Tân Phú, các buổi sáng trong tuần, em ôn luyện tại trường. Buổi chiều, nữ sinh tự học, còn các tối và cuối tuần em ôn luyện ở trung tâm.
Dù không thi vào lớp chuyên, Bảo Yến (học sinh lớp 9 trường THCS Trương Vĩnh Ký, quận Tân Bình) vẫn học sáng, ôn chiều, luyện... đến đêm. Yến học ở trung tâm Nguyễn Thượng Hiền cả tuần, trừ chủ nhật. Có tối, nữ sinh học 2 ca, đến 20h45 mới tan.
Luyện thi nước rút với tần suất học tập lớn khiến nhiều em mệt mỏi. Hoàng Khang (lớp 9 trường THCS Tân Bình) cho biết: "Học ôn về muộn là người mệt nhoài, không muốn ăn uống. Nhiều lúc, em chỉ muốn ngủ một giấc thật sâu mà không được vì quá nhiều bài vở, ngày thi lại cận kề".
Phụ huynh đón học sinh sau giờ ôn thi đến 21h30. Ảnh: Thịnh Nguyễn. |
Vượt 20 km đưa con luyện thi
Áp lực học hành, thi cử vào lớp 10 không chỉ đè nặng lên vai học sinh, mà còn khiến nhiều phụ huynh lo lắng.
Bà Quỳnh Giao, phụ huynh của học sinh lớp 9 tại quận Thủ Đức chia sẻ, ngoài ôn tập ở trường vào ban ngày và học tại trung tâm, con bà còn học đến khuya. 4h sáng, cháu thức dậy học tới 6h15, sau đó lại đến trường.
“Tôi cũng lo lắng và áp lực khi thấy lịch học của con. Cháu cũng chịu khó học, gia đình không ép buộc, chỉ ủng hộ và giúp đỡ thôi”, bà Giao chia sẻ.
Mong con đỗ vào lớp 10 trong kỳ thi sắp tới, nhiều cha mẹ không ngại vượt quãng đường xa đến 20 km. Phụ huynh của em Mỹ Duyên (quận Thủ Đức) cho hay, chiều nào cũng đón con từ 16h30, đến 21h40 mới về đến nhà. Bố con thường ăn tối vào lúc... 22h.
Lịch thi lớp 10 tại TP HCM. |
“Nếu trời nắng thì đưa đón cũng bình thường, thoải mái, nhưng trời mưa, gió thì hơi cực. Nhưng sát kỳ thi rồi, bố con phải cố gắng”, một phụ huynh tên Hòa nói.
Đa phần các phụ huynh và học sinh đều thừa nhận việc học tại trường và trung tâm đều có những điểm tốt riêng. Ở trường, các thầy cô biết tính tình, ưu, nhược điểm của học sinh nên biết phải bổ sung điều gì cho các em trước kỳ thi. Học ở trung tâm giúp mở rộng kiến thức hơn, đặc biệt với học sinh đăng ký thi chuyên. Vì vậy, nhiều phụ huynh không ngại vượt hàng chục cây số đưa con đi ôn luyện ở các "lò" những mong có vé vào lớp 10.
Kỳ thi vào lớp 10 ở TP HCM năm nay được tổ chức trong hai ngày 11 và 12/6, với 3 môn: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ. Thí sinh thi vào lớp 10 chuyên sẽ thi thêm môn chuyên. Theo Sở GD&ĐT TP HCM, chỉ tiêu của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong: Ngữ văn: 70, Toán: 105, Vật lý: 70, Hóa học: 70, Sinh học: 35, tiếng Anh: 105, tiếng Trung: 15, tiếng Nhật: 15, tin học: 35; tổng cộng: 520 học sinh, 15 lớp. Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa: Ngữ văn: 35, Toán: 35, Vật lý: 35, Hóa học: 35, Sinh học: 35, tiếng Anh: 140; tổng cộng: 315 học sinh, 8 lớp. Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền: Ngữ văn: 35, Toán: 35, Vật lý: 35, Hóa học: 35, tiếng Anh: 35, tiếng Nhật: 35; tổng cộng: 175 học sinh, 5 lớp. Trường THPT Gia Định: Ngữ văn: 35, Toán: 35, Vật lý: 35, Hóa học: 35, tiếng Anh: 35, Tin học: 35; tổng cộng 210 học sinh, 6 lớp. Riêng lớp chuyên tiếng Pháp, Nhật, Trung sẽ thi các môn theo ngoại ngữ chuyên. |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.