- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trẻ em vùng chiến học bài giữa đống đổ nát vì bom đạn
Nếu không đến trường, trẻ em vùng chiến sẽ rơi vào cảnh tảo hôn, làm việc nặng nhọc hoặc đi lính. Nhưng để theo đuổi việc học, các em phải tìm cách sống giữa mưa bom bão đạn.
Nếu không đến trường, trẻ em vùng chiến sẽ rơi vào cảnh tảo hôn, làm việc nặng nhọc hoặc đi lính. Nhưng để theo đuổi việc học, các em phải tìm cách sống giữa mưa bom bão đạn.
Tại Iraq, khoảng 20% trường học không còn hoạt động vì xung đột vũ trang giữa các phe phái. Tuy nhiên, ở một số nơi, học sinh vẫn chấp nhận nguy hiểm để đến trường. |
Chiến tranh, bom đạn tàn phá hàng loạt ngôi trường, lỗ đạn chi chít trên tường, cửa. Một vài khu vực trong trường trở thành đống đổ nát với gạch vụn, vữa phủ đầy bụi. |
Các nam sinh vui vẻ đến trường khi chiến dịch quân sự tạm dừng. Nếu không đi học, các em sẽ phải đối mặt nguy cơ tảo hôn, làm việc nặng nhọc hoặc bị tuyển mộ vào các nhóm vũ trang. |
Tuy nhiên, trở lại trường đồng nghĩa việc trẻ em phải học cách sinh tồn giữa mưa bom bão đạn và có thể mất mạng bất cứ lúc nào. UNICEF Iraq cho biết từ tháng 1 đến tháng 9, tổ chức này đã giúp hơn 116.000 trẻ em tiếp tục đến trường và cung cấp sách vở, đồ dùng học tập cho hơn 280.000 em.
|
Trường học ở Sa’ad, Yemen sau cuộc đối đầu giữa các phe đối lập. Trần nhà hư hỏng nghiêm trọng. Sau cuộc đụng độ, nếu trường không được sửa chữa, trẻ em không thể tiếp tục theo học. |
Học sinh trường tiểu học ở Hujjaira thuộc Damascus, Syria, cũng không thể đi học do cơ sở vật chất bị bom đạn tàn phá. Tại nước này, khoảng 25% số trường hư hại sau các cuộc xung đột vũ trang hoặc bị chiếm đóng phục vụ mục đích quân sự. |
Nam sinh đứng trước trường ở làng Ainjara thuộc Aleppo, Syria. Phần lớn tòa nhà trong trường trở thành đống đổ nát do bom đạn oanh tạc. Hơn hai triệu học sinh nước này phải nghỉ vì xung đột quân sự. |
Học sinh ở Aleppo vẫn đến trường bất chấp bom đạn. Nam sinh tên Judy cho biết em đi học mỗi ngày dù nghe tiếng máy bay gầm rú trên bầu trời. |
Ở tỉnh Idlib, hai cựu giáo viên biến các hang động thành trường học để tạo môi trường an toàn hơn cho trẻ em trong vùng. |
Chubat (12 tuổi) ngồi cạnh bạn học trên nền cũ của ngôi trường bị thiêu rụi sau các cuộc đụng độ. Nam Sudan là một trong những nước có số học sinh bỏ học lớn nhất vì xung đột quân sự. |
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.