Trường của học sinh nghiện game, cá biệt

“Học sinh của trường 70% là nghiện game, 20% cá biệt và 10% còn lại hiếu động, tính cách đặc biệt”, thầy Đặng Lê Anh, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Võ Việt Nam và Thể thao cho biết.

“Học sinh của trường 70% là nghiện game, 20% cá biệt và 10% còn lại hiếu động, tính cách đặc biệt”, thầy Đặng Lê Anh, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Phát Triển Võ Việt Nam và Thể thao cho biết khi nói về trường Nội Trú IVS. Đây là ngôi trường được thành lập năm 2009 với mục đích giáo dục, đào tạo và cảm hóa các học sinh nghiện game, hiếu động và có cá tính đặc biệt trở thành người có ích cho xã hội.

Nằm trong khuôn viên trường Đại học Thể dục Thể thao, Q.Thủ Đức, TP.HCM, sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, trường Nội trú IVS cơ sở 2 đã tiếp nhận hơn 50 học sinh.

“Game là tất cả”

Lê Văn Tuấn, 16 tuổi, nhìn khuôn mặt hồn nhiên đầy tự tin khiến không ai tin về quá khứ hơn một năm trước của Tuấn. Đó là chuỗi ngày chơi game, ngủ và dùng chất kích thích. “Em chơi game từ 23 giờ tối hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau mới về nhà, sau đó ngủ đến tối, tụ tập với đám bạn rồi dùng bia rượu, chất kích thích. Sau đó lại chơi game”.

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 1

Giờ học toán của học sinh trường IVS

Tuấn đắm chìm trong vòng mê muội đó hơn nửa năm thì được gia đình đưa vào trường để cai nghiện. Tuy vậy, khi vô đây, trở về với thế giới thực những ngày đầu Tuấn bứt rứt, khó chịu vô cùng khi chỉ nghĩ làm sao để được chơi game, làm sao để được dùng chất kích thích. Chính vì vậy đã 11 lần Tuấn trốn trường về nhà. “Bây giờ em thấy trong người khỏe mạnh, không thường xuyên mệt mỏi như trước. Em cũng không còn nhớ hay thèm chơi game nữa, nếu có máy tính em chỉ lên mạng chat với bạn bè. Ở trường em được học nhiều môn hay và bổ ích hơn game”, Tuấn nói.

“Sáng, trưa, chiều, tối. Game là tất cả với em”. Đây là lời tâm sự của em Trần Văn Bình, 17 tuổi khi kể về quãng thời gian trước của mình. Bình vào trường hơn một tháng nay. Thay cho chuỗi ngày ngập chìm trong game, không thiết gì ăn uống, có khi mỗi ngày chỉ ăn một tô mì cho qua loa để tiếp tục chơi game, khi vào đây Bình cảm thấy yêu đời hơn, vui vẻ hơn khi được chơi bóng đá, môn thể thao yêu thích nhất của mình. Bình cũng giống như nhiều bạn khác, khi vào trường IVS một thời gian, các em đã biết suy nghĩ đến trách nhiệm của bản thân, cho gia đình, biết được những hướng phát triển sau này để thành người có ích cho xã hội khi được học được nhiều kỹ năng khác.

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 2

L.V.M cùng những bức tranh do chính em vẽ

Thành người có ích, tài năng cho xã hội

Lịch học tập và sinh hoạt của học sinh trường chia thành 4 phần: văn hóa, kỹ năng, nghệ thuật và thể thao. Trong đó các em được học kiến thức phổ thông từ lớp 6-12 theo tiêu chuẩn như các trường công lập khác. Bên cạnh đó, các em được học các lớp tiếng Anh, Mỹ thuật, Âm nhạc, kỹ năng lãnh đạo, học võ Vovinam…

Nhiều học sinh khi vào trường đã bộc lộ những tài năng riêng như vẽ, chơi cờ tướng, đá bóng, võ, đàn… Thầy Đặng Lê Anh chia sẻ, các em học sinh của trường dù là nghiện game, cá biệt, đặc biệt ra sao mỗi em đều rất dễ thương và có tài năng riêng.

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 3

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 4

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 5

Trường của học sinh nghiện game, cá biệt - 6

Ngoài học kiến thức, các em còn được học võ, nhạc, đá bóng kỷ luật quân đội

Với những học sinh nghiện game, trường dùng phương pháp điều trị đưa môn võ Vovinam truyền thống vào để học sinh rèn luyện. Cách này giúp học sinh có thể lực tốt, tập trung được tinh thần. Bên cạnh đó, các em được học yoga, thiền… và liệu pháp tư vấn tâm lý giúp trở về trạng thái cân bằng.

Nhà trường cách ly các em ra khỏi những tác nhân xấu, xây dựng một môi trường tốt nhất để các em phát huy thế mạnh của mình. Bằng việc dùng kỷ luật quân đội, huấn luyện thể chất và kỹ năng lãnh đạo, trường đã áp dụng nhiều phương pháp giáo dục mới nhất trong đào tạo.

Dù là ngày cuối tuần nhưng văn phòng ban giám hiệu của trường liên tục tiếp đón những phụ huynh học sinh đến tìm hiểu môi trường học tập tại đây. Với những phụ huynh khác sau một thời gian gửi gắm con ở trường, đã hạnh phúc rơi nước mắt khi thấy đứa con hay cãi lời, trộm tiền của cha mẹ giờ trở nên lễ phép, ngoan ngoãn. Đây có lẽ là cũng là niềm vui chung của các cán bộ, quản lý của trường IVS.

 “Trường Nội Trú IVS thuộc Viện Nghiên cứu phát triển võ Việt Nam và thể thao (IVS)- trực thuộc Liên hiệp Các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Với dự án khoa học “Tìm kiếm tố chất đặc biệt của học sinh cá biệt”, hàng năm, Trường Nội trú IVS tiếp nhận hàng trăm em học sinh hiếu động, có cá tính đặc biệt trên toàn quốc”.






Theo Dân Việt


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.