- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Vì sao bằng ngoại về nước vẫn thất nghiệp?
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nhân sự kết luận: “Những bạn giỏi thật sự đi du học rất ít về. Còn du học bằng tiền về rồi lại chủ yếu vào làm trong cơ quan Nhà nước”.
Một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực nhân sự kết luận: “Những bạn giỏi thật sự đi du học rất ít về. Còn du học bằng tiền về rồi lại chủ yếu vào làm trong cơ quan Nhà nước”.
Với kinh nghiệm tuyển nhân sự cho các công ty, tập đoàn trong lĩnh vực tài chính, dược phẩm… vị chuyên gia này chia đối tượng du học về ra thành một số nhóm, là nhóm học thật và nhóm học bằng tiền.
“Ở nhóm học thật, khi tuyển dụng, đối tượng học tiến sĩ ở nước ngoài về chiếm phần thắng nhiều hơn. Bởi vì họ đã trải qua quá trình học trong nước, đã đi làm, đã cọ xát rồi, khi ra nước ngoài họ biết họ cần học gì, và học có mục đích rõ ràng. Vì vậy khi tuyển đối tượng này công ty không gặp rủi ro, vì nhân sự vừa có trình độ vừa có thực tiễn.
Ảnh minh họa |
Đối tượng thứ hai ở nhóm này là những bạn đi du học từ cấp 3 và đại học, xa Việt Nam trong thời gian khá lâu. Khi trở về Việt Nam, họ sẽ mất từ 1 – 2 năm để hòa nhập với môi trường. Có thể nói, các bạn này khi mới về Việt Nam làm việc rất…. “ngớ ngẩn”, đặc biệt khi làm những công việc liên quan tơi thị trường. Mọi kế hoạch đều ở trên trời, không xuất phát từ thực tiễn mà từ những lý thuyết các bạn học ở trường, không phù hợp ở Việt Nam. Nếu một vài ý tưởng nào đó có thể sử dụng thì phải kết hợp với một ê kíp đã lăn lộn ở thị trường mới hoàn chỉnh và triển khai được.
Nếu là sếp trẻ mới đi du học về, nhân viên nhiều khi “phát điên”.
Còn tại sao dù có nhược điểm như vậy nhưng họ vẫn được tuyển dụng, thì phụ thuộc vào chất lượng người tuyển, và cả việc công ty đó cần bao nhiêu phần trăm nhân viên du học về, bao nhiêu phần trăm tiến sĩ, thạc sĩ… để “làm đẹp” với khách hàng.
Tuy nhiên, những bạn thuộc dạng này, du học thật và có tốt chất thông minh, tuyển ngay vào làm trong lĩnh vực nghiên cứu lại khá hữu dụng. Ở trong môi trường nghiên cứu, ý tưởng càng trên trời càng tốt, bởi trong những ý tưởng đó có khi lại xuất hiện đột phá”.
Theo tổng kết của vị chuyên gia này, “Sau khi đi làm một thời gian, các bạn sẽ bắt kịp được. Đa phần các bạn sẽ đi làm cho các tổ chức, công ty nước ngoài tại Việt Nam. Một số không nhỏ sẽ quay lại nước ngoài, với nỗi niềm tại sao một đất nước lạc hậu như thế lại không chấp nhận những kiến thức, giá trị văn minh mình mang về?”.
Một nhóm đối tượng du học nữa mà vị này đề cập tới, là những bạn du học bằng tiền. “Nếu định cho con du học bằng tiền, các bậc phụ huynh nên suy nghĩ kỹ càng, vì nếu bắt đầu với việc học bằng tiền thì tất cả những gì trong cuộc sống sau này của con sẽ phải bằng tiền hết.
Nhiều bạn trẻ mang tiếng du học mà sang đó chỉ ăn, ngủ, chơi là chính. Du học ở Anh về mà t iếng Anh còn lộ cộ. Và thường rất ấm ớ về mặt bản chất ở tất cả các vấn đề.
Những bạn này qua phỏng vấn là sàng lọc được ngay, dù hồ sơ thường tương đối đẹp” – vị này khẳng định.
Nhận xét về tình trạng hồ sơ của du học sinh về đều ở dạng “tương đối đẹp”, vị này cho rằng bằng đẹp ở trường xịn thường không có dạng này. Nhưng có những bạn vác về bằng đẹp ở các trường cả đời mình cũng không nghe thấy tên, từ trường ở Mỹ, Anh tới Đông Âu, Bắc Âu, mà nhiều nhất là ở Mỹ. Du học sinh các trường ở khu vực Đông Nam Á phần nhiều cũng thuộc nhóm du học bằng tiền.
“Một điều đáng chú ý nữa là những trường hợp cho con đi du học bằng tiền về thường lại tiếp tục chạy tiền để vào các cơ quan Nhà nước”.
Theo vị chuyên gia này, việc cho con du học hay chọn học một trường ở Việt Nam, du học từ bậc nào, sẽ tùy thuộc vào lựa chọn về tương lai của con của bố mẹ. “So sánh trong kinh nghiệm tuyển dụng thực tế cảu tôi thì một số trường nhóm đầu ở Hà Nội như ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược chất lượng đào tạo rất tốt. Kinh nghiệm thực tế thì các bạn học ở Việt Nam nổi trội hơn bởi đã quen thuộc, được va đập, rèn luyện khi đi làm thêm rồi.
Nếu con giỏi thật sự và muốn con ở lại nước ngoài, thì phụ huynh nên cho đi khi còn cấp 3 hay đi từ đại học, bởi khi còn trẻ sẽ thích nghi tốt hơn. Còn gia đình không có điều kiện, thì hãy học tốt đại học ở trong nước, rồi kiếm học bổng hoặc tự đi học sau đại học ở nước ngoài, thời gian học ngắn hơn, và xác định học xong rồi về.
Tôi thường chọn người theo tố chất, trong phỏng vấn phải phát hiện ra điều này, chứ không chọn theo bằng cấp.
Ở Việt Nam, tuyển dụng hay mắc sai lầm là tuyển người giỏi nhất. Theo tôi, tuyển như thế không bền, bởi những người giỏi học việc sẽ rất nhanh, nhưng nếu công việc dưới tầm kiến thức của họ, chỉ vài ba tháng sau là họ đi chỗ khác.
Tuy nhiên, cũng có những công ty chọn và sử dụng người theo kiểu “vắt chanh bỏ vỏ”. Họ sẽ chọn những người tốt nhất dù có thể chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn, dù phải thay đổi nhân sự liên tục.
Tuyển theo bằng cấp giờ chỉ tồn tại ở các cơ quan Nhà nước. Đa phần các doanh nghiệp ở ngoài tuyển theo hiệu quả công việc, và chọn những người phù hợp nhất ở vị trí đấy.
Vì vậy, điều quan trọng là người đi du học phải xác định học xong để làm gì, chứ không phải chọn trường nào danh tiếng, ngành học nào đang “hot””.
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.