- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Xúc động trước ký sự rơi nước mắt của cô giáo mầm non
Một bức thư tâm sự về chuyện áp lực nghề của giáo viên mầm non khiến cư dân mạng rơi nước mắt.
Một bức thư tâm sự về chuyện áp lực nghề của giáo viên mầm non khiến cư dân mạng rơi nước mắt.
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc bảo mẫu ở các trường mầm non
tư thực bạo hành trẻ nhỏ. Cũng chính bởi thế, dư luận có cái nhìn đầy
khắt khe với những giáo viên mầm non. Giữa tâm bão dư luận ấy, mấy ngày
gần đây một "tâm thư" của giáo viên mầm non kể chuyện nghề đã thu hút sự
quan tâm của đông đảo cộng đồng mạng. Theo đó, chia sẻ đã nhận được sự
cảm thông của rất nhiều người. Được biết dù tâm sự này đã xuất hiện trên
mạng đã hơn 1 năm song hiện giờ, nó vẫn chưa hết nóng.
Mở đầu chia sẻ, hình ảnh cô giáo mầm non hiền hòa trẻ trung, được các em nhỏ vây quanh xuất hiện, “Cô
dạy các em múa, hát, dạy học chữ… và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi.
Chính vì điều đó mà tôi ao ước sau này mình trở thành một giáo viên mầm
non. Thế nhưng khi điều ước trở thành sự thật, thì nó lại trở thành điều
mà tôi hối tiếc nhất trong cuộc đời của mình. Giá mà tôi đã lựa chọn
một nghề khác…”.
Trước
nhiều sự việc về bạo hành trẻ nhỏ ở những trường mầm non tư thục, cộng
đồng mạng lại chuyền tay nhau chia sẻ đầy xúc động của nghề giáo viên
mầm non
Nhưng những cú sốc nghề
nghiệp từ lúc cô cầm tấm bằng cao đẳng trong tay đã khiến cô thất vọng
và hối hận về nghề mình đã từng đam mê, hi vọng. Cú sốc đầu tiên cô giáo
chia sẻ đó là thất nghiệp.
“Sau 3 năm học cao đẳng sư phạm mầm non ra trường, tôi va vấp với cuộc đời. Và cú sốc đầu tiên của tôi chính là… thất nghiệp”.
Lời tâm sự cho rằng hiện nay số lượng giáo viên mầm non đang thiếu
nhiều, xin việc ngành này ắt hẳn là rất dễ. Nhưng thực tế không như cô
giáo mầm non dự tính vì số lượng trường mầm non không nhiều, nhất là ở vùng nông thôn. “Thế
nên 6 tháng sau khi cầm tấm bằng cao đẳng về quê, tôi vẫn thất nghiệp.
Quá chán nản với việc thất nghiệp, không có tiền tiêu và không biết phải
chờ đợi đến bao giờ để có thể xin được vào một trường mầm non công lập,
tôi quyết tâm khăn gói lên thành phố xin vào một trường mầm non tư
thục. Cuối cùng tôi được nhận vào một trường mầm non tư thục mới thành
lập với mức lương chưa tới 1,5 triệu đồng/tháng. Cũng đỡ khó khăn hơn so
vơi mấy đứa bạn học phổ thông của tôi học ngành hot, ra trường vẫn thất
nghiệp tràn lan. Tuy rằng chưa được như ý nguyện ban đầu, nhưng tôi đã
thoát khỏi tình trạng thất nghiệp".
Tâm thư của cô giáo mầm non đang được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi.
Cú
sốc thứ hai đến từ áp lực công việc. Lời tâm sự xúc động từ người làm
nghề này cho biết thời gian làm việc là 8h nhưng thực tế cô phải gồng
mình chiến đấu 10h/hằng ngày. Không những vậy, trông một đứa trẻ đã rất
mệt nhưng bản thân cô trông một lớp có 40 em mới có 2 giáo viên:“Quả
thật với bằng ấy công việc mỗi ngày, khi vác được thân xác về tới nhà,
hôm nào tôi cũng mệt rã rời. Nhiều đêm tôi nghĩ sao mình lại lựa chọn
con đường này, số tiền mình nhận được quá ít ỏi so với công sức và áp
lực mình đang phải gánh chịu. Với một người phụ nữ bình thường, chỉ một
đứa con thôi cũng đã bận tối tăm mặt mũi, không còn phút nào dành cho
bản thân, huống gì chúng tôi chỉ có 2-3 cô giáo mà có tới 40 cháu. Vừa
cho các cháu ăn (với những cháu lười ăn thì đây thực sự là một cuộc
chiến), vừa dạy hát múa, dạy chữ, kể chuyện, ru các cháu ngủ, làm vệ
sinh cá nhân cho các cháu…”.
“Mặc
dù nhiều áp lực đến thế nhưng rồi mỗi sáng khi thức dậy tôi lại tự trấn
an mình, nghề nào cũng có sự vất vả khó nhọc riêng. Và tôi đã lựa chọn
con đường này cho mình thì sẽ cố gắng đi đến cùng. Thế nhưng cuộc đời
quả thật không đơn giản như mình nghĩ. Vào một buổi sáng đẹp trời, tôi
được hiệu trưởng gọi lên khiển trách vì có phụ huynh tố cáo tôi “ăn bớt”
sữa của các con. Quả thật tôi chưa bao giờ làm như vậy nên rất bất ngờ”. Đó là cú sốc thứ 3 cô gặp phải.
Cô giáo mầm non này đã bị phụ huynh chỉ trích bằng những lời lẽ nặng nề: “Tôi
hiểu rằng làm cha mẹ ai cũng lo lắng cho con mình, thế nhưng những lời
nói ấy thực sự đã làm tôi tổn thương vì tôi không làm như thế. Hàng ngày
tôi vẫn cho bé ăn uống đầy đủ như những em khác, sữa mẹ bé gửi tôi vẫn
cho uống nhưng bé không chịu hợp tác mà chỉ thích uống sữa tươi. Sau khi
nghe tôi giải thích vị phụ huynh kia cũng nguôi ngoai, phần vì không
có bằng chứng việc tôi “ăn bớt” thức ăn của bé nên chị ấy bỏ ra về. Còn
tôi đứng trơ trọi ở trường mà trong lòng tràn ngập nỗi buồn và hối
hận…”.
Ngoài ra, cô giáo mầm non
thật sự căng thẳng trong chính gia đình của mình. Cô cho rằng mình đã
thay đổi thành một con người khác từ khi bước chân theo cái nghiệp mầm
non. Cô mang trong mình áp lực của nghề mà về nhà vô tình xả nỗi bực dọc
xuống chồng con. Tình cảm vợ chồng dần phai nhạt sau mỗi cơn giận dữ vô
cớ của cô mà không có cách nào cứu vãn nổi.
“Cho
đến một hôm tôi nổi điên đánh đứa con 1 tuổi của mình chỉ vì cháu quấy
khóc mà tôi thì đang phải soạn giáo án để mai có đoàn thanh tra về
trường. Chồng tôi về đúng lúc ấy, anh tức giận quát mắng và tát tôi...
Thì ra con tôi đang ốm sốt vì mọc răng nên cháu khó chịu quấy khóc. Là
một người mẹ, một giáo viên mầm non, chăm sóc cho hàng trăm đứa trẻ
nhưng con mình như thế nào tôi lại không hề hay biết. Anh nói rằng tôi
đã thay đổi, rằng nếu tôi cứ tiếp tục theo đuổi cái công việc lương
không đủ ăn mà áp lực chồng chất này thì sớm hay muộn gia đình cũng sẽ
tan nát. Nói xong anh bỏ đi”.
Với những cú sốc đó, cô giáo mầm non trong câu truyện đã phải đặt ra một dấu hỏi lớn về sự sai lầm của mình khi chọn nghề giáo viên mầm non. Và liệu cô có thể chọn lại nghề hay không?
Áp lực lớn của các cô giáo mầm non không phải ai cũng thấu hiểu. Nguồn: Internet.
Chia
sẻ nhận được rất nhiều lời cảm thông từ xã hội. Đặc biệt là các cô giáo
mầm non khác mang chung một nỗi khổ với nghề. Chủ tài khoản Facebook
C.Bằng chia sẻ: "Nghe những lời tâm sự
đó như là nói về mình, mình cũng đã từng trải qua tâm trạng giống như
bạn. Có một lần, một em học sinh bị ngã xước tay nhưng không nói cho các
cô biết mà về mách mẹ bảo bị cô đánh. Ngày hôm sau, chưa nói chưa rằng
mình bị lãnh ngay cú tát của phụ huynh. Chưa bao giờ mình thất uất ức,
đau xót như thế. Nhưng về sau hỏi trẻ thì bé bảo bị ngã. Phụ huynh cũng
đổ lỗi cho mình luôn là trông gì để cháu bị ngã. Mình đành ngậm bồ hòn
làm ngọt".
Cô giáo Nguyễn Thùy Linh, giáo viên mầm non trường mầm non Tuổi Hoa, quận Đống Đa tâm sự: "Nghề
nào cũng có nỗi khổ riêng, nhưng nghề mầm non chắc khổ nhất. Nhưng đã
trụ lại được với nghề đã là một sự nỗ lực tuyệt vời của nhiều cô. Chắc
chắn những cô giáo đó tâm huyết với nghề, yêu thương trẻ con mới chịu
được những áp lực như vậy".
Chị Thu Bích - phụ huynh có con đang học 1 trường mẫu giáo tư thục tại Hà Nội cho biết: "Đọc
xong tâm sự này, mình thực sự xúc động. Biết bao sự việc vừa xảy ra
khiến mình chán nản, thất vọng về những giáo viên mầm non. Mình từng
nghĩ là tâm huyết của giáo viên bây giờ quá yếu so với trước đây, và
liệu mình cần ngồi chờ tới lượt con mình chịu trận hay không? Nhưng thực
ra, những cô giáo dậy con mình rất tốt. Hôm nay đọc được đoạn share tâm
thư về nghề của cô giáo mầm non, mình thấy thương họ".
Theo Trí thức trẻ
-
Tin giáo dục09/02/2020Ghi nhận đến chiều ngày 8/2, trên cả nước đã có 63 tỉnh, thành thông báo cho học sinh các cấp được nghỉ thêm 1 tuần nữa để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội, theo đó học sinh các cấp sẽ được nghỉ tới hết ngày 16/2 để phòng dịch do virus corona gây ra.
-
Tin giáo dục07/02/2020Tính đến 15h ngày 7/2 đã có 35 tỉnh/thành phố kéo dài thời gian nghỉ học của học sinh thêm để phòng, chống dịch bệnh nCoV.
-
Tin giáo dục07/02/2020Học sinh các cấp tại Hà Nội có thể được nghỉ tiếp 1 tuần nữa và đến 17/2 sẽ quay trở lại trường học.
-
Tin giáo dục06/02/2020Chiều 6/2, ông Nguyễn Thành Trung, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM, cho biết học sinh trên địa bàn thành phố nghỉ đến ngày 16/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020So với kế hoạch ban đầu, các trường đại học đã lùi lịch học lại 2 tuần và dự kiến sinh viên quay trở lại trường vào ngày 17/2.
-
Tin giáo dục06/02/2020Sở GD&ĐT TP.HCM đề nghị cho toàn bộ học sinh thành phố nghỉ đến ngày 16/2 để phòng chống dịch nCoV.
-
Tin giáo dục06/02/2020Tỉnh Quảng Ngãi cho học sinh nghỉ đến ngày 16/2. Đây là tỉnh đầu tiên kéo dài lịch nghỉ cho học sinh thêm một tuần.