Xanh mướt mắt bánh ngải Lạng Sơn

Không chỉ là món ăn cổ truyền của người Tày trong lễ tết, bánh ngải cứu còn trở thành đặc sản mà du khách không quên thưởng thức khi đi qua vùng đất xứ Lạng.

Không chỉ là món ăn cổ truyền của người Tày trong lễ tết, bánh ngải cứu còn trở thành đặc sản mà du khách không quên thưởng thức khi đi qua vùng đất xứ Lạng.

Bánh ngải cứu của người Tày có hình dáng khá giống với món bánh dày của người dân tộc Kinh. Bánh ngải tròn và dẹt được bọc trong lá chuối xanh nõn nên bánh có màu xanh thẫm mát lành. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh ngải cứu chính là lá ngải cứu. Do khí hậu ở Lạng Sơn lạnh hơn nhiều nên lá ngải cứu ở đây khác nhiều hơn so với các vùng khác. Lá có vị thơm và đặc biệt là ít vị đắng.

Bánh ngải - Món đặc sản độc đáo của người Lạng Sơn

Bánh ngải là món ăn chay nên khi ăn sẽ chấm cùng đường phên cùng hạt kê rang vàng, giã nhỏ. Bánh được bán với giá 2000 đồng/1 chiếc (Ảnh: amthuc365)

Bánh ngải cứu của người Tày có màu xanh thẫm mát lành. Ngải cứu sau khi được người dân hái về sẽ được rửa sạch và trải qua một giai đoạn chế biến khá cầu kì. Bước đầu tiên người ta sẽ luộc ngải cứu trong nước vôi, điều này giúp lá giữ được màu xanh tươi, trông hấp dẫn hơn nhiều. Sau đó, ngải cứu sẽ được thái nhỏ và cho vào chảo nóng xao lên. Khi xao phải chú ý cho lửa vừa phải và dùng đũa đảo đều nhằm giúp ngải cứu bớt đi vị đắng.

Bánh ngải - Món đặc sản độc đáo của người Lạng Sơn

Các công đoạn làm bánh ngải khá tỉ mỉ và phức tạp (Ảnh: Internet)

Để làm được món bánh ngải cứu, người ta còn dùng gạo nếp đồ thành xôi và trộn với lá ngải cứu. Khi xôi đồ chín được giã đều trong cối đá hoặc cối gỗ cùng với những nắm lá ngải. Theo phong tục của người Tày thì công việc này chỉ dành cho những người nam giới.

Sau khi xôi và lá ngải cứu đã được hòa quyện vào nhau, người ta bắt đầu công đoạn nặn bánh. Nhân bánh ngải cứu được làm bằng hạt vừng rang vàng, giã vụn rồi nấu cùng đường phên. Nặn bánh ngải xong, người ta sẽ quét một lớp mỡ ngoài cùng để cho bánh không dính vào nhau, món ăn lại có sự bóng bẩy hấp dẫn. Cuối cùng, người ta sẽ hấp cách thủy bánh trong vòng 5 phút để bánh nóng đều rồi vớt ra để ráo.

Bánh ngải - Món đặc sản độc đáo của người Lạng Sơn

Bánh ngải trước khi hấp cách thủy (Ảnh: Internet)

Bánh có hương vị thơm dẻo của bột nếp, điều đặc là ngải cứu không còn vị đắng. Khi ăn, người ta sẽ cảm nhận được vị bùi, ngọt ngào của nhân vừng hòa trong cái dẻo mềm, thơm tho của bánh nếp bọc lá chuối. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.

Ngoài ra, bánh ngải còn có khả năng chữa được một số bệnh vì lá cây ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) có vị đắng, cay, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu, cảm cúm…


Nếu đến Lạng Sơn thì bạn đừng quên ghé lại và thưởng thức món bánh lạ này nhé - (Ảnh: Internet)

Theo người Tày sinh sống tại Lạng Sơn, những người con gái không biết làm bánh ngải thì không được coi là con gái Tày. Chính vì vậy, bánh lá ngải đã trở thành một món ăn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác và là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ tết của người Tày.

Theo Ngày nay



Cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà
Súp gà ngô là món ăn yêu thích của nhiều gia đình. Nguyên liệu và cách nấu súp gà ngô cũng không quá phức tạp. Cùng VietNamNet tìm hiểu cách nấu súp gà ngô bổ dưỡng, đơn giản tại nhà nhé.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.