Chán nản cảnh vợ phải làm... chồng

Sau mấy hôm về ngoại, thấy đèn trong toilet hỏng, Thanh hỏi chồng sao không thay thì Long đáp: “Anh có thay bao giờ đâu mà biết, với lại nghĩ em đi không lâu nên chờ em về thay luôn thể”.

Sau mấy hôm về ngoại, thấyđèn trong toilet hỏng, Thanh hỏi chồng sao không thay thì Long đáp: “Anhcó thay bao giờ đâu mà biết, với lại nghĩ em đi không lâu nên chờ em về thayluôn thể”.

Ngày còn yêu nhau, thấy Longlúc nào cũng say mê với công việc nghiên cứu khoa học, Thanh, nhà ở phố ĐộiCấn, Hà Nội, rất ủng hộ và còn lấy làm tự hào với bạn bè vì có một anh chàngngười yêu “nhiều chất xám”. Thế nhưng mọi thứ đổi khác khi hai người lấynhau và có con. Chính vì cái đầu nhiều chất xám của chồng mà Thanh vừa phảigánh trách nhiệm làm vợ vừa phải làm người đàn ông trong gia đình.

Chồng chỉ là người ở trọ

Long đúng là mẫu người củacông việc, anh chỉ chú ý đến những đề tài, công trình nghiên cứu, còn nhữngviệc khác anh coi là tầm thường và không bao giờ quan tâm.

Chán nản cảnh vợ phải làm... chồng

Ảnh minh họa



Cuối tháng, Long đưa toàn bộ tiền lương cho vợ tùy ý chi tiêu. Mọi việc lớnnhỏ trong gia đình, từ cái kim sợi chỉ đến điện nước, máy móc, Thanh đềuphải lo hết. Có nhờ chồng thì Long cũng chỉ ậm ừ cho qua rồi vẫn để nguyênnhư thế, cuối cùng vẫn đến lượt Thanh lụi cụi đi làm lấy. Ví dụ như có lầncái van nước trong nhà hỏng, Thanh nhắc chồng xem giúp nhưng mãi chả thấyLong nhòm ngó gì đến, cô phải chui vào hầm sửa, sửa không được lại chạy đithuê người.

Lần khác, Thanh có việc sangbên ngoại mấy hôm, lúc về thấy đèn trong nhà vệ sinh bị hỏng, tối om. Longbảo “bị cháy ba hôm nay rồi”. Thanh hỏi chồng sao không mua bóng mớimà thay thì anh tỉnh queo: “Anh có thay bao giờ đâu mà biết, với lại nghĩem cũng đi không lâu nên chờ em về thay luôn thể”.

Chủ nhật vừa rồi, Lan, mộtngười bạn thân của Thanh, đến chơi, thấy Long đang ngồi trước cả chồng tàiliệu, còn bà xã thì không thấy đâu, cô vồn vã hỏi: “Thanh đi chợ hả anh?”.Long lắc đầu chỉ cho Lan lên tầng thượng. Lan leo lên đến nơi thì thấy Thanhđang một mình xắn quần xắn áo cọ rửa cái bể nước trên tum. Cô rất ngạc nhiênhỏi sao không bảo chồng làm thì Thanh phân bua: “Tớ làm quen rồi, có baogiờ ông ấy động đến những việc này đâu, nhờ việc gì ông ấy cũng bảo lấy tiềnmà thuê người ta làm cho. Thế thì còn mong gì nữa”.

Chồng như… bù nhìn

Thanh còn may vì chồng kiếmđược tiền mang về cho vợ, nên cô không phải lo về tài chính. Còn chị Nguyệtở đường Âu Cơ (Tây Hồ, Hà Nội) không những phải lo toan mọi việc mà còn gầnnhư phải gánh vác cả trách nhiệm tài chính chứ không mong ngóng gì được ở“ông chồng bù nhìn”, cách mà chị vẫn chán nản gọi chồng mình.

Chị Nguyệt làm kế toán trưởng cho một công ty nên thu nhập khá, còn Đôngchồng chị chỉ là một nhân viên bình thường nên lương lậu chẳng đáng là bao.Việc cơ quan chiếm rất nhiều thời gian nhưng về nhà, chị vẫn phải làm hếtmọi việc lớn nhỏ. Từ việc nhà cửa con cái đến thăm hỏi người thân, hai bênnội ngoại, các đám cưới hỏi, giỗ chạp, Đông đều mặc Nguyệt tự giải quyết,còn mình thì chỉ mỗi việc… đi theo vợ đến góp mặt.

Lần nào định bàn với chồng việc gì, Nguyệt cũng chỉ nhận được mỗi câu “tùyem” hay cái gật đầu ngay tắp lự của anh mà chẳng có ý kiến góp ra góp vào gì,cũng chẳng cần biết đúng sai ra sao. Nguyệt “điên tiết” nhất là lần cô bànvới Đông về chuyện sửa nhà. Do căn nhà họ đang ở là mua sẵn, có nhiều chỗkhông hợp lý nên chị muốn cải tạo lại vài chỗ cho tiện sinh hoạt.

Tưởng đây là việc lớn, làngười đàn ông trong gia đình, Đông sẽ phải đứng ra gánh vác, hay tệ nhất thìcũng có vài lời bàn bạc, cho ý kiến với vợ. Thế nhưng khi vừa nghe vợ nóiđến chuyện sửa nhà, Đông lại như mọi lần chỉ buông một câu: "Tùy em!".

Quá thất vọng, bức xúc, Nguyệt làm một trận om sòm, kể khổ kể sở. Cô hỏithẳng chồng: “Thế anh là cái gì trong ngôi nhà này hả?”.  Đến nước ấymà Đông vẫn bình tĩnh bảo vợ: “Em hôm nay làm sao thế, mọi chuyện từ trướcđến nay em vẫn tự lo liệu và làm rất tốt đấy thôi, anh có bảo sao đâu nào”.Nói rồi Đông thủng thẳng cầm tờ báo đi về phòng.

Bạn bè nhiều người bảo nhưthế Nguyệt càng tự do thoải mái, được quyết định mọi việc mà không phải xiný kiến chồng. Nhưng Nguyệt thì chẳng thích thú chút nào vì rõ ràng là cóchồng hẳn hoi mà cô vẫn phải làm người đàn ông trong nhà. Nguyệt tâm sự: “Nhiều lúc tôi nghĩ, chồng mình thật giống cái bù nhìn rơm ở ngoài ruộng lúa,chẳng biết làm gì, đúng là không có thì thiếu mà có thì lại thành ra ..thừa!”.

Không nên cam chịu

Theo chuyên gia tâm lý Trịnh Cẩm Linh, Trung tâm tư vấn truyền thông SKSS vàphát triển cộng đồng, những ông chồng kiểu như chồng của Thanh và Nguyệtkhông nhiều trong thực tế, nhưng cũng không hiếm. Có thể trước khi lấy vợ,họ được bố mẹ quá nuông chiều (có thể là con một), không mấy khi phải đụngtay đụng chân vào việc gì, nên khi có gia đình riêng rồi cũng vẫn giữ nguyênthói quen đó. Hoặc những người đàn ông này vì quá ham mê công việc nên khôngcòn để ý đến điều gì khác nữa, như trường hợp của Long, chồng Thanh.

Nhiều bà vợ khi lấy phảinhững ông chồng kiểu này thường chọn cách cam chịu, nhẫn nhịn, tự làm lấymọi việc và nghĩ một cách tự thoả hiệp rằng: thôi chồng lo kiếm tiền thìmình cũng đành cố gắng làm vậy.

Có những trường hợp giống như vợ chồng Nguyệt và Đông, thấy vợ giỏi giang,kiếm được nhiều tiền hơn mình thì người chồng xuất hiện tâm lý thua kém, tựti, để từ đó càng ngày càng sống khép kín, thu nhỏ mình lại, chấp nhận làcái bóng trong gia đình, mặc cho vợ muốn làm gì thì làm.

Theo bà Cẩm Linh, không phảingười chồng cứ hằng tháng đưa tiền cho vợ là hết trách nhiệm với gia đình,hay người chồng nghĩ mình không kiếm tiền bằng vợ thì kệ vợ quyết định mọiviệc cũng không đúng. Với cả hai trường hợp như trên, các bà vợ không nên cứđể mặc tình hình như thế.

Thứ nhất, họ sẽ tự làm khổmình, làm mình thiệt thòi khi không được nhận sự chia sẻ, vì rõ ràng giađình là của chung nên cả hai cùng phải có trách nhiệm chăm lo, vun đắp. Thứhai, sẽ có lúc người vợ mệt mỏi và thất vọng khi cứ mãi mãi phải gánh cả haivai trò trong nhà. Nếu họ gặp một người đàn ông khác biết chia sẻ, giúp đỡ,cảm thông, nguy cơ tan vỡ gia đình là khó tránh.

Tuy nhiên, bà Cẩm Linh cho rằng, sẽ rất khó để thay đổi được các ông chồngkiểu này trong ngày một ngày hai, mà cần phải kiên trì. Đầu tiên, các bà vợnên khéo léo “dụ” họ làm cùng mình, ví dụ như vợ rửa bể thì chồng xách nước.Với trường hợp chị Nguyệt, có thể uỷ nhiệm toàn bộ việc sửa nhà cho chồng,còn mình mượn cớ bận đi công tác và không tham gia vào nữa...

Từng bước một như vậy, cácông chồng có thể “làm quen” với công việc lẽ ra là của họ nhưng họ lại khôngbiết, không muốn làm. Có thể lúc đầu họ làm không tốt bằng vợ, nhưng cũngđừng chê thẳng thừng mà nên khéo léo động viên họ để “kích thích” họ làmthêm những lần sau.

Nói gì thì nói, trong mỗi gia đình, mọi việc dù lớn hay nhỏ đều cần sựchung sức chung lòng của cả hai vợ chồng thì mới thực sự thành công. Cả vợvà chồng cùng nhau chăm chút, xây dựng cho ngôi nhà chung cũng là biểu hiệnsự quan tâm, chia sẻ để gắn kết tình cảm bền vững giữa hai người”, bàCẩm Linh nói.  

Theo Nam Thi
Chán nản cảnh vợ phải làm... chồng



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.