“Đám cưới em, anh có thể đến không?”, đã chia tay mà còn mời dự lễ cưới thì như dao cứa tim

Trước đây, ở trên mạng, tôi từng xem một vài đám cưới được tổ chức có mời người cũ đến dự, thậm chí còn chu đáo bố trí “chỗ ngồi của bạn trai cũ”.

Sau đợt phải hạn chế ra đường và tụ tập đông người do covid-19, rất nhiều cặp đôi từng bị hoãn cưới hoặc có ý định đám cưới đều tranh thủ tổ chức càng sớm càng tốt. Với cô dâu chú rể mà nói đây đương nhiên là chuyện vui đáng vui mừng, nhưng đối với người tham dự lễ cưới lại có nỗi khổ khó nói.

Thật ra nếu là thân cận, đám cưới của bạn thân thì không sao, điều mà chúng ta không thích nhất là những lời mời đám cưới của người “không quá thân thiết”.

Ví dụ sau khi tốt nghiệp bạn học nhiều năm chưa từng liên lạ, mấu chốt là quan hệ vào thời đi học cũng chẳng tốt đẹp gì, đột nhiên xem bạn là bạn thân, sau đó gửi thiệp mời đến cho bạn.

Còn có tình huống hơi đặc thù: lời mời đám cưới từ ‘người yêu cũ’.

Bạn tôi vừa nhận được lời mời đám cưới của bạn trai cũ, kết quả cô ấy trả lời thẳng: “đã chia tay rồi, còn tìm tôi?”

Hôn lễ của người cũ, có cần tham gia?

Đám cưới em, anh có thể đến không?”, đã chia tay mà còn mời dự lễ cưới thì như dao cứa tim-1(Ảnh minh họa)

Trước đây, ở trên mạng, tôi từng xem một vài đám cưới được tổ chức có mời người cũ đến dự, thậm chí còn chu đáo bố trí “chỗ ngồi của bạn trai cũ”.

Dù là đùa hay thật thì, với vấn đề hôn lễ của người cũ có nên dự hay không, tôi tin rất nhiều người đều cảm thấy rất mâu thuẫn.  

Người bạn ấy của tôi nhận được thiệp mời của bạn trai cũ, cũng thật “đau đầu” khi cô  đã có thời gian qua lại với người này.

Vì gia cảnh của bạn trai cũ không tốt, thu nhập cũng không cao, nên thời gian hẹn hò của hai người dường như đều do bên nữ bỏ tiền ra chi.

“Thật ra tiền ai bỏ ra không thành vấn đề, bản thân tôi cũng chẳng quan tâm”, bạn tôi nói, “Nhưng chỗ đáng ghét nhất của anh ta là, tiền tôi bỏ ra, còn lén đi gặp gỡ với người con gái khác”.

Sau khi lần này đến lần khác anh ta bị vạch trần nói dối, bạn tôi cuối cùng đã chia tay với bạn trai. 

Mà chẳng ngờ chia tay chưa đến một năm, bạn trai cũ của cô ấy liền phát thiệp mời. Vì lẽ đó, bạn tôi mới đáp trả lại câu ấy “chia tay rồi còn tìm tôi”.

Hôn lễ người cũ tham gia hay không, cốt lõi vẫn là phải xem vào tình huống lúc chia tay giữa hai người.

Nếu bạn gặp phải tình huống giống như bạn tôi, không kéo người đến tận đám cưới gây rối, cũng xem như tận tình tận nghĩa rồi.

“Gặp lại nhau còn muốn sở hữu, cô còn cố mời tôi?

Nếu mâu thuẫn giữa hai người lúc chia tay xấu đến mức hơi nghiêm trọng, vậy thì đám cưới của người cũ thuộc thể loại “châm biếm”.

Còn ở tình huống khác bên dưới, thì lời mời giống như “nhát dao”.

Tôi có người anh em tốt, lúc quen bạn gái cũ, yêu sâu đậm, yêu đến khắc cốt ghi tâm. Nhưng vì cha mẹ phía cô gái coi thường chàng trai, buộc hai người chia tay.

Sau đó cha mẹ có tiền có thế của cô gái tìm cho cô một người đàn ông “môn đăng hộ đối”, sắp đặt một cuộc “hôn nhân chính trị”.

 Đây là tình huống không chỉ trên truyền hình mới có, trong thực tế cuộc sống cũng có khi xảy ra. 

Khi nhà gái chuẩn bị đám cưới, cô gái nhẹ nhàng gửi tin nhắn đến cậu ấy: “Đám cưới em, anh có thể đến không?”

Anh ấy hỏi tại sao phải mời anh ấy dự. Cô gái hồi đáp: “Em hy vọng anh có thể đến nhìn thấy dáng vẻ em mặc áo cưới”.

Đám cưới em, anh có thể đến không?”, đã chia tay mà còn mời dự lễ cưới thì như dao cứa tim-2(Ảnh minh họa)

Hai người tất nhiên đều vẫn còn yêu nhau, cô gái không biết làm thế nào, chàng trai hận bản thân không làm được gì.

Tình yêu và thực tế, bạn luôn sẽ phải chọn một trong hai.

Bất luận là tình yêu chiến thắng hiện thực, hay là hiện thực đánh bại được tình yêu, chúng ta đều sẽ có hối tiếc.

Người con gái khi đã quyết định chấp nhận hiện tại, mà vẫn muốn ‘lén’ hưởng thụ tình yêu,  đương nhiên điều đó là không thực tế.

“Gặp lại nhau còn muốn sở hữu, cô còn cố mời tôi?”, cậu ấy trả lời xong câu ấy thì chắc cô người yêu cũ không còn dám dây dưa nữa.

Người cũ là quá khứ, không dính dáng nhau mới là kết cục tốt nhất.

Việc đã là “người cũ”, cũng đại diện cho tình cảm giữa hai người đã có kết quả, chỉ là kết quả này hoàn toàn không như hai người dự tính mà thôi.

Bất cứ chuyện gì một khi đã có kết quả, thì ta cũng không nên can dự quá nhiều vào đời sống của người kia nữa.

Hơn nữa, dù có cố can dự, kết quả cũng không thể thay đổi mà chỉ làm vướng bận thêm, khiến đôi bên càng khó chịu.

Làm người cũng vậy, với con người, sự việc, sự vật đã qua, chúng ta có thể hoài niệm sâu sắc, cũng có thể từ từ nhớ lại, nhưng sẽ không thể quay đầu lại được nữa.

Nên khi đối diện với “người cũ”, cách tốt nhất, thật ra chính là không làm phiền nhau.

Không có việc “chia tay xong còn có thể làm bạn” chân chính.

Thật ra những người nói như vậy, chỉ là thuận miệng, hoặc vẫn chưa từ bỏ ý nghĩ trong họ.

Cách tốt nhất để sống hòa nhập với người cũ chính là: Tình cờ gặp trên đường, giả vờ điềm tĩnh hàn huyên vài câu; Gặp nhau trong mộng, ngay cả nắm tay cũng phải cẩn thận”.

Lời kết

Có người nói, nếu chia tay trong hòa bình với người cũ, thì vẫn có thể tham dự hôn lễ của họ.

Nhưng theo tôi thấy, hôn lễ của người cũ thật ra không nhất thiết phải dự.

Giấu lời chúc phúc vào tim,  cũng là cách tốt. Hà tất phải đến nơi làm bản thân thêm phiền, cho người khác đề tài bàn tán? 

 Thật ra, với người đã có tình cảm mới, đám cưới của người cũ càng không cần phải dự nữa.

Vì bạn ngoài việc phải suy nghĩ bản thân mình ra, còn phải cần quan tâm để ý đến cảm xúc của người yêu hiện tại.

Có lẽ, vẫn có người quan tâm đến thiệp mời cưới của người cũ, họ vẫn không thể buông bỏ, hoặc là có “mục đích khác”. Thật ra mọi người đã chia tay, huống hồ đối phương đã kết hôn rồi, bạn hà cớ gì vẫn  không tha cho chính mình? Có một câu nói rất hay:

“Bạn là người cũ của người ta, thì chính là lịch sử của người ta, mà lịch sử mãi mãi chỉ là lịch sử”.

 

Theo N. Sơn - Vietnamnet

 


người yêu cũ


Tại thư ký trẻ 'giăng câu' nên giám đốc già tán gia, bại sản?
Cho đến một ngày sau khi nắm giữ quyền lãnh đạo công ty được 3 năm, thì cả nhà tôi chết lặng nghe chồng tôi xin mấy mẹ con tôi ký giấy để anh bán nhà trả nợ cho công ty. Vì thời gian qua anh đã lạm dụng tín nhiệm, rút tiền tỷ ra bao cho cô thư ký trẻ là người tình của anh mua nhà, mua xe, sắm thời trang hàng hiệu và cùng nhau đi du lịch ở nhiều nơi trên thế giới.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.