Đi bệnh viện thời bão giá

Người đàn ông khắc khổ nâng lên đặt xuống cuốn y bạ kèm đơn thuốc, thẫn thờ hỏi lại nhân viên bán thuốc: “Có mấy vỉ kháng sinh và lọ thuốc bổ mà tới cả gần triệu bạc cơ à?”

Người đàn ông khắc khổ nânglên đặt xuống cuốn y bạ kèm đơn thuốc, thẫn thờ hỏi lại nhân viên bán thuốc:“Có mấy vỉ kháng sinh và lọ thuốc bổ mà tới cả gần triệu bạc cơ à?”

Giá thuốc và dịch vụ y tếkhông ngừng “nhảy múa”, khiến người dân, nhất là người bệnh nghèo, thêmkhổ khi… đi viện.

Khổ vì giá thuốc

Chập tối nhưng cửa hàngthuốc trước cổng bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) vẫn đông khách. Lẫn trongnhững người mua thuốc, một người đàn ông trung niên, khắc khổ nâng lênđặt xuống cuốn sổ y bạ kèm đơn thuốc đặt trên quầy thuốc, rồi thẫn thờhỏi lại nhân viên bán thuốc: “Có mấy vỉ kháng sinh và lọ thuốc bổ màtới cả gần triệu bạc cơ à?”.

Đi bệnh viện thời bão giá

Xếp hàng chờ thanh toán viện phí


Đưa ánh mắt ái ngại nhìn vị khách hàng, cô nhân viên quầy thuốc nói: “Đơn thuốc của bác toàn kháng sinh ngoại đặc trị, làm sao ít tiền được.Bác không mua, mấy hôm nữa, thuốc còn tăng giá đấy!".

Thuốc tăng giá đã trở thành một thông điệp quen thuộc nhưng là nỗi kinhhoàng của nhiều người dân, nhất là người nghèo. Anh Nguyễn Xuân Hòa(ở khu chung cư Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) có mẹ đang điều trị ung thưvú ở Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết ngoài việc xạ trị trong bệnhviện, tháng nào anh cũng phải mua thêm một số loại thuốc khác ở ngoàicho mẹ theo chỉ định của bác sỹ. “Vợ chồng tôi là công chức thu nhậpcũng tạm ổn, nhưng giá thuốc cứ tăng đều đều như thế này, khổ quá!”, anhHòa tâm sự.

Bà Lê Thị Nhung (ở Lương Sơn, Hòa Bình) cho biết chồng đang nằm việnchữa trị bệnh lao. Dù đã phải bán hết lợn gà trong nhà cũng chỉ đượctrên 5 triệu đồng, chỉ lo nổi một phần tiền thuốc men, nằm viện. “Tiềnăn hằng ngày còn phải dè sẻn, bữa đói, bữa no thì làm sao mà có đủ tiềnmua thuốc chạy chữa…”, bà Nhung ngậm ngùi.

Dịch vụ “nhảy múa”

Trong “cơn bão giá”, rấtnhiều gia đình có người thân không may ốm đau, bệnh tật lại càng khốnkhổ và cơ cực hơn, bởi không chỉ có gánh nặng về giá thuốc mà rất nhiềucác dịch vụ khác liên quan tới quá trình chữa bệnh cũng đang “nhảy múa”.

Chiều tối tại Bệnh viện K Trung ương, những dãy hàng lang, sảnh, vườnhoa la liệt người nhà và bệnh nhân nằm ngồi vạ vật. Xúc vội thìa cơm hộpnguội lạnh với vài cọng rau và mấy miệng đậu phụ, chị Thu (ở Cẩm Giàng,Hải Dương) ái ngại nói: “Chồng em bị ung thư thực quản, phải điều trịdài ngày ở đây. Không chỉ có thuốc men tăng giá, mà cả chuyện đi lại,chỗ thuê trọ, thậm chí là phích nước sôi cũng tăng lên 4.000 - 5.000đồng, nên phải chắt chiu lắm".

Chị Bùi Thị Xuân (ở Văn Chấn, Yên Bái) đưa con đi chữa bệnh ở Bệnh việnNhi Trung ương, cho biết hai vợ chồng làm ruộng nên phải chắt bóp mới cótiền đưa con đi chữa bệnh. Vậy mà, mua bát cháo nhỏ cho con cũng đã hết15.000 đồng, gọi đĩa cơm bình dân 10.000 đồng người ta không thèm bán.Cho nên từ hôm con nằm viện, vợ chồng chị Xuân chỉ dám ăn cơm bữa tối,trưa ăn tạm ổ bánh mỳ 3.000 đồng, còn sáng nhịn ăn để lấy tiền thuốc mencho cháu.

Trong khu nhà trọ ẩm thấp, lụp xụp trên đường Giải Phóng, đối diện cổngBệnh viện Bạch Mai, bà Phương (Bỉm Sơn, Thanh Hóa) ra trông chồng đangchạy thận nhân tạo, cho biết nếu trước đây một căn phòng trọ, chục métvuông, chỉ có 50.000 đồng/đêm, vậy mà bây giờ phải trả 100.000 đồng.

Còn rất nhiều gia đình, người bệnh nghèo đang phải khổ sở, vạ vật chữabệnh tại các bệnh viện. Đối với họ, bình thường cuộc sống cũng đã rấtkhó khăn, nhưng trong thời buổi “bão giá”, nỗi cơ cực, vất vả tăng thêmbội phần. Mỗi viên thuốc, mỗi suất ăn với họ là một sự cân đong đo đếm.

 Theo ĐặngTrần
Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.