- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Ba câu chuyện về hiện thực tàn nhẫn của những người di cư khiến bạn phải rơi lệ
Ba câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào hoàn cảnh khắc nghiệt của những người tị nạn trên con đường tìm đến miền đất hứa.
Ba câu chuyện dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào hoàn cảnh khắc nghiệt của những người tị nạn trên con đường tìm đến miền đất hứa.
Ngày qua ngày, những dòng người tị nạn vẫn không ngừng đổ về các nước phương Tây để đi tìm cuộc sống mới, một cuộc sống không có nghèo đói, không có chiến tranh. Nhưng, những “vùng đất hứa” kia cũng phải đang đối mặt với nạn khủng bố và gánh nặng nhập cư đang ồ ạt tràn vào nước họ.
Mâu
thuẫn này làm cho cuộc sống của người di cư càng thêm khó khăn và thảm
khốc. Sau đây là ba câu chuyện đáng chú ý trong công cuộc tìm về miền
đất hứa của hàng triệu người tị nạn đáng thương.
Khâu miệng, cởi trần ngồi trước dàn cảnh sát chống bạo động
Một nhóm khoảng 10 người đàn ông Iran,
Morocco và Pakistan đã dùng kim và chỉ đen khâu kín môi trên và môi
dưới lại với nhau. Sau đó, họ cởi trần, viết tên nước mình trên trán và
những dòng chữ như Just Freedom (chỉ cần tự do), Shoot us or save us (cứu chúng tôi hay giết chúng tôi)... lên ngực rồi ngồi bệt xuống đất, đối diện với hàng cảnh sát chống bạo động.
Khâu
môi cũng đồng nghĩa với tuyệt thực. Họ duy trì lối phản đối trong im
lặng này khoảng vài ngày để kêu gọi chính quyền mở cửa cho những người
di cư như họ được vào.
Một
số người lựa chọn cách khâu môi nhằm tuyệt thực để kêu gọi chính quyền
các nước châu Âu hãy mở cửa cho những người di cư được vào.
Kiểu chống đối trong im lặng nhưng rùng rợn của những người đàn ông di cư đang mắc kẹt tại Macedonia.
Những người tị nạn và di cư đang ngày càng bị kì thị và hắt hủi.
Những người đàn ông này nằm trong số 1.300 người di cư
bị mắc kẹt lại tại biên giới Hy Lạp và Macedonia sau khi Macedonia và
các nước phía tây vùng Ban Căng như Slovenia, Croatia và Serbia bắt đầu
chính sách hạn chế nhận người nhập cư. Theo đó, các nước này chỉ cho
phép những người tị nạn từ Syria, Iraq và Afghanistan vào nước, còn
những người “di cư kinh tế” từ nước khác như Pakistan, Morocco và Libya
thì không được vào và bị trả về nước.
“Chúng
tôi rất thất vọng, chúng tôi không hiểu tại sao một tuần trước, những
người giống như chúng tôi được cho vào, còn bây giờ, chúng tôi lại không
được vào. Chúng tôi đã rất mệt mỏi vì những chuyến đi dài và đang sống
trong điều kiện rất khắc nghiệt”, một người di cư tên Nanou chia sẻ.
Nỗi thất vọng đó trở thành tuyệt vọng
và đến mức cực đoan khi vào ngày ngày 19/11, hàng trăm người cố phá nát
hàng rào dây thép gai, ném đá vào cảnh sát. Một số còn quỳ xuống ôm chân
cảnh sát để cầu xin, trong khi nhóm người đàn ông kia chọn cách khâu
miệng cởi trần để chống đối trong im lặng.
Nước mắt nữ Phó Thủ tướng Thụy Điển
Bà Åsa Romson, Phó Thủ tướng Thụy Điển
đã không thể kiềm được nước mắt khi phải thông báo chấm dứt chính sách
mở cửa dành cho người tị nạn.
Thụy Điển là nước có số người đến tị nạn cao nhất ở phương Tây dù số dân của họ chỉ khiêm tốn ở con số 10 triệu. Chỉ tính trong 2 tháng qua, Thụy Điển đã nhận khoảng 80.000 người nhập cư, còn tổng số người trong năm là 190.000. Những con số đó được xem là một đóng góp to lớn cho thế giới và họ luôn tự hào vì điều này. Tuy nhiên, có vẻ như bây giờ họ đã không còn sức để gánh thêm người tị nạn nữa.
Phó Thủ tướng Thụy Điển không thể kiềm được nước mắt khi thông báo chấm dứt mở cửa cho người tị nạn.
Nữ Phó Thủ tướng cho biết khoảnh khắc thông báo đó rất khó khăn đối với bà: “Tôi rất đau lòng khi phải thừa nhận rằng Thụy Điển không còn sức để nhận thêm những người tị nạn. Đơn giản là chúng tôi không thể làm được thêm gì nữa”.
Tuy nhiên, Thụy Điển sẽ tạm thời điều
chỉnh các quy định dành cho người tị nạn để họ được hưởng mức chi tiêu
thấp nhất ở Châu Âu và khuyến khích họ tìm nơi sống mới ở đất nước khác.
Người già yếu, bệnh tật bị lính biên phòng xúc phạm
Những người Syria
muốn trốn chạy khỏi các đợt không kích và nạn bạo lực ở quê nhà nên đã
đến Thổ Nhĩ Kỳ để tìm đường sang Hy Lạp. Tuy nhiên, cảnh sát biên giới
Thổ Nhĩ Kỳ đã ngăn chặn những dòng người này và đẩy họ trở lại Syria
hoặc tạm giam giữ rồi trục xuất.
Không ít người di cư cáo buộc lực lượng biên phòng đã xúc phạm và dùng bạo lực với họ. “Họ
đánh vào lưng, sườn và mông của tôi bằng súng trường. Họ còn đá vào đầu
tôi khiến đầu tôi chảy máu và tôi bị nôn mửa. Tôi không biết tại sao họ
lại tấn công tôi, tôi nghĩ họ cho tôi là kẻ buôn lậu”, theo lời khai của Dar’aa, người vượt biên hôm 17/10.
Để
được thoát khỏi vùng giao chiến Syria, những người già, phụ nữ, trẻ em,
người bệnh không ít lần phải chịu sự chỉ trích, xúc phạm của quân đội
biên phòng khi cố gắng vượt biên sang nước bạn.
Ông Gerry Simpson, một nhà nghiên cứu người tị nạn cấp cao cho biết việc đóng cửa biên giới Thổ Nhĩ Kỳ đã buộc những người phụ nữ mang thai, trẻ em, người già, người bệnh và những người bị thương phải bất chấp sự xúc phạm, chỉ trích của lực lượng chức năng ở biên giới để được vượt biên.
Tuy nhiên, phía Thổ
Nhĩ Kỳ cho biết việc đẩy người tị nạn trở lại quê nhà là không đúng sự
thật. Nước này vẫn đang tiếp tục chính sách mở cửa. Hiện đã có 2,2 triệu
người Syria đang tị nạn tại nước này, Liên Hiệp Quốc cho hay.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Thế giới08/02/2020Vụ xả súng xảy ra tại một trung tâm thương mại ở phía đông bắc Thái Lan. Thông tin ban đầu cho biết có ít nhất 17 người chết, 14 người bị thương.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới29/01/2020Ngay tại Trung Quốc, người dân Vũ Hán trở thành đối tượng bị kỳ thị trong bối cảnh virus corona gây ra chứng viêm phổi đang lan rộng với gần 6.000 ca lây nhiễm.
-
Đại dịch COVID-19 trên toàn cầuAn ninh thế giới24/01/2020Giới chức trách Trung Quốc ngày 24/1 xác nhận thêm một trường hợp tử vong do virus corona chủng mới gây bệnh viêm phổi cấp. Đây là trường hợp tử vong thứ 2 ở ngoài vùng dịch, nâng tổng số ca tử vong tại nước này lên 26 người.
-
An ninh thế giới19/01/2020Phát hiện này khiến cảnh sát đặt ra nghi vấn có nhiều hơn 2 nạn nhân bị thủ tiêu.
-
Cưỡng hiếp rồi giết chết bé gái 6 tuổi, nghi phạm độc ác bị dân làng tức giận đánh đập và thiêu sốngAn ninh thế giới17/01/2020Không giao cho cảnh sát, dân làng của bé gái đã tự ra tay đòi lại công bằng cho nạn nhân nhỏ tuổi.
-
An ninh thế giới16/01/2020Vụ tai nạn xảy ra trong tích tắc khiến những người có mặt tại hiện trường không khỏi hốt hoảng. Nhiều người cho biết trên xe còn có cả trẻ em.