Điều gì khiến Chủ tịch Triều Tiên đích thân sang Trung Quốc?

Nếu ông Kim JongIl thực sự sang Trung Quốc thì mụcđích chính là kêu gọi viện trợ, chứng tỏ cho thế giới thấy ông vẫn nhận được sựủng hộ của Bắc Kinh, nhiều nhà phân tích nhận định.

Nếu ông Kim Jong-Il thựcsự sang Trung Quốc thì mục đích chính là kêu gọi viện trợ, chứng tỏ cho thếgiới thấy ông vẫn nhận được sự ủng hộ của Bắc Kinh, nhiều nhà phân tích nhậnđịnh.

Bí ẩn

Hiện, Bắc Kinh lẫn BìnhNhưỡng chưa khẳng định ông Kim đang thăm Trung Quốc nhưng theo nhiều nguồntin từ Hàn Quốc, Nhật Bản, đoàn tàu 17 toa chở ông Kim vượt biên giới, vàoTrung Quốc, sáng qua.

Theo Reuters, ông vẫn đeochiếc kính đen quen thuộc, mặc quần áo khaki, từ tốn đi vào khách sạn Furamavà qua đêm tại thành phố Đại Liên.

Tại đây, ông ở phòng hạngsang, tương đương phòng dành cho Tổng thống với giá 2.100 USD mỗi đêm. Cònbên ngoài, các lực lượng an ninh dày đặc bảo vệ.

Cũng trong hôm qua, ông Kimđi thăm một nhà máy sản xuất ô tô, một xưởng đóng tàu… và hội đàm với Phóthủ tướng Lý Khắc Cường.

Theo Reuters, đoàn xe hộ tốngông Kim rời khách sạn sáng nay nhưng các phóng viên nước ngoài cố gắng chụpảnh ông bị cảnh sát bắt.

Hiện, chưa rõ điểm dừng chânkế tiếp là đâu. Tuy nhiên, theo tờ Chosun Ilbo dẫn một nguồn tin giấu tên,ông Kim sáng nay gặp Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Có nguồn tin cho rằng,ông sẽ tới Bắc Kinh nhưng cũng có người khẳng định, do sức khỏe suy yếu (vìông Kim mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận…), ông Kim vẫn ở Đại Liên, còn cácquan chức Trung Quốc sẽ tới đây gặp ông.

Điều gì khiến Chủ tịch Triều Tiên đích thân sang Trung Quốc?

Đoàn tàu được cho là của ông Kim

Tăng cường viện trợ

Chuyến đi của ông Kim thu hútsự chú ý rất lớn của dư luận, nhất là mục đích chuyến thăm. Có người chorằng ông tới Đại Liên nhằm thị sát một trong những hình mẫu phát triển kinhtế của Trung Quốc, qua đó học tập, chuẩn bị đầu tư nhiều vào cảng Rajin gầnbiên giới với Trung Quốc, Nga.

Một mục đích khác, theo nhànghiên cứu Zhang Liangui của Trường đảng ở Bắc Kinh, là kêu gọi Trung Quốctăng cường viện trợ, nhất là lương thực và dầu.

Đây là lần đầu tiên ông Kim xuất ngoại sau khi bị nghi đột quỵ năm 2008. Trong chuyến đi tới Trung Quốc lần trước vào năm 2006, ông thăm nhiều trung tâm công nghiệp, trực tiếp thị sát nền kinh tế phát triển nhanh của Trung Quốc.

Tương tự, giáo sư Yoo Ho-yeol của ĐH Hàn Quốccũng cho rằng, ông Kim sẽ nhờ Bắc Kinh viện trợtrong chuyến đi này. Nhà nghiên cứu ZhangLiangui nhận định: “Trong các cuộc gặp mặt, ôngKim sẽ đề nghị viện trợ lương thực, dầu để đổilấy việc họ quay lại vòng đàm phán 6 bên. Tuynhiên, điều mà ông Kim quan tâm nhất là thúc đẩyquan hệ kinh tế với Trung Quốc bởi kinh tế nộiđịa Triều Tiên đang khó khăn”.

Theo Reuters, cải cách kinhtế ở Triều Tiên cuối năm ngoái thất bại, khiến mảng doanh nghiệp tư nhân (vừamới hình thành) tê liệt, qua đó làm cả nền kinh tế càng bất ổn. Do đó, dùsức khỏe suy yếu, ông Kim vẫn phải sang Trung Quốc.

Còn theo Chương trình lươngthực Liên Hiệp Quốc (LHQ), tới cuối tháng này, hàng viện trợ của LHQ sẽ hếthoàn toàn. Trong khi đó, hàng viện trợ từ các nước khác rất ít, hầu nhưkhông có do Bình Nhưỡng bị thắt chặt cấm vận sau khi nổ bom hạt nhân, phóngtên lửa năm ngoái. Đã vậy, thương mại với Trung Quốc tiếp tục sụt giảm, đạtmức - 4% vào năm ngoái.

Điều gì khiến Chủ tịch Triều Tiên đích thân sang Trung Quốc?

Ông Kim đang gặp nhiều khó khăn trong nước

Một mục đích khác của chuyến thăm, theo ôngZhang khẳng định: “Ông Kim đang chịu nhiều sứcép cả trong và ngoài nước nên chuyến đi này nhằmchứng tỏ cho mọi người thấy ông nhận được sự ủnghộ của người bạn lớn là Trung Quốc, qua đó củngcố vị thế của mình".

Năm 2009, kim ngạch thương mại song phương đạt 2,7 tỷ USD, trong khi GDP của Triều Tiên chỉ đạt 17 tỷ USD.

Việc này càng quan trọng trong bối cảnh quan hệTrung-Triều giảm động lực phát triển sau khiBình Nhưỡng nổ bom nguyên tử năm ngoái, nhànghiên cứu Lü Chao của Viện khoa học xã hộiLiaoning cho biết: “Do đó, ông Kim tới TrungQuốc nhằm thắt chặt quan hệ bởi Trung Quốc từlâu là nhà bảo trợ chính của Triều Tiên về kinhtế và chính trị".

Triều Tiên quay lại bàn đàm phán 6 bên?

Chưa rõ kết quả chuyến thăm ra sao nhưng nó đangđược hy vọng là khởi động lại các vòng đàm phán6 bên mà Bình Nhưỡng tẩy chay hơn một năm qua.Nhà nghiên cứu Cai Jian của ĐH Fudan, Thượng Hảinhận định: “Nếu ông Kim thực sự thăm Trung Quốc,hai bên sẽ bàn về việc Bình Nhương quay lại bànđàm phán 6 bên về vấn đề hạt nhân".

Triển vọng của việc này rất lớn bởi Trung Quốctừ lâu nỗ lực thuyết phục Triều Tiên quay lạibàn đàm phán nhưng gần đây liên tục thất bại. Dođó, khi Triều Tiên gặp nhiều khó khăn không thểtự giải quyết như hiện tại, Bắc Kinh sẽ nhân cơhội ép Bình Nhưỡng quay lại tiến trình phi hạtnhân hóa để đổi lấy viện trợ.

Sau chuyến thăm năm 2000 của ông Kim, hai miền Triều Tiên tổ chức họp thượng đỉnh và khởi động hai dự án kinh tế chung. Sau chuyến thăm năm 2004, vòng đàm phán 6 bên tiến triển mạnh.

Niềm hy vọng trên càng có cơ sở bởi sau nhữngchuyến thăm của ông Kim sang Trung Quốc trướcđây, Triều Tiên thường có những động thái màtheo phương Tây là tích cực.

Dù vậy, khả năng Trung Quốc ép Triều Tiên xóa bỏchương trình nguyên tử của mình lại không cao.

Thứ nhất, Triều Tiên cần mộtloại vũ khí đánh chặn để chống lại các cuộc tấn công từ nước ngoài. Trênthực tế, nếu Bình Nhưỡng hay bất kỳ nước nào sở hữu vũ khí hạt nhân thìkhông ai có thể dùng sức mạnh ngăn cản được. Do vậy, bản chất chiến lược củaTriều Tiên là trở thành là nước sở hữu hạt nhân, cường quốc về hạt nhân vàtên lửa, tiến tới trở thành cường quốc quân sự, đảm bảo an ninh quốc phòng.

Thứ hai, Bình Nhưỡng cần vũkhí hạt nhân cho các mục tiêu trong nước bởi những thành công về loại khítài này là thắng lợi lớn nhất, dễ nhìn thấy nhất của chính quyền của ông KimJong-Il. Nó cũng là lời "giải đáp" cho những khó khăn kinh tế, là lời "độngviên" hàng chục triệu nhân dân vượt qua khó khăn; cũng như khích lệ niềm tựhào về dân tộc; củng cố chính quyền. 

Chuyên gia Zhang nhận định: “Triển vọng Triều Tiên phi hạt nhân gần như làsố không”.

Theo Nam Việt
Điều gì khiến Chủ tịch Triều Tiên đích thân sang Trung Quốc?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.