Bắt buộc “sống thử” trước khi kết hôn

Theo tập quán của người Myanmar, trước khi kết hôn, hai bên phải trải qua mộtquá trình sống thử khá dài, nếu cảm thấy hợp thì họ mới tiến tới hôn nhân.

Theo tập quán của người Myanmar, trước khi kết hôn, hai bên phải trải qua mộtquá trình sống thử khá dài, nếu cảm thấy hợp thì họ mới tiến tới hôn nhân.

Myanmar là một quốc gia Phật giáo vì thế mà hôn lễ của người Myanmar cũng mangđầy màu sắc Phật giáo. Ngày 15/4 tới ngày 15/7 theo lịch Myanmar là thời gian đểcác sư sãi an cư. Trong những ngày này, họ sẽ không được tới tham dự các họatđộng tại chùa và người dân Myanmar cũng không được tổ chức đám cưới.

Vì vậy, lễcưới chỉ được diễn ra trước ngày 15/4 và sau ngày 15/7. Tháng 10 ở Myanmar làlúc mà ngày ngắn đêm dà nhất trong năm và cũng là thời điểm mà thanh niên nam nữở đây chọn để kết tóc se duyên.

Bắt buộc “sống thử” trước khi kết hôn

Theo tập quán của người Myanmar, trước khi kết hôn, hai bên phải trải qua mộtquá trình “tìm hiểu” khá dài. Chẳng hạn như một người con trai muốn lấy mộtngười con gái làm vợ thì anh ta sẽ phải nói chuyện với cha mẹ, sau đó nhà traisẽ cử người tới nhà gái để nói chuyện. Nếu nhà gái không phản đối thì hai ngườisẽ chuyển tới sống chung với nhau.

Tuy nhiên, việc này không đồng nghĩa vớichuyện hai người bắt đầu cuộc sống vợ chồng mà chỉ là “giai đoạn tìm hiểu”. Sau2,3 năm, nếu như người con trai và người con gái phát hiện ra rằng đối phươngkhông muốn đổi ý thì mới có thể nghĩ tới chuyện kết hôn.

Sau khi kết hôn, cô dâu vẫn có quyền độc lập tự chủ như giữ nguyên họ của mìnhhay giữ toàn bộ của hồi môn đề phòng trường hợp ly hôn thì vẫn có thể mang theo.Trong khi tổ chức hôn lễ, trên nền nhà sẽ trải một tấm chiếu để cô dâu, chú rểngồi vào trong. Trước mặt họ bày biện đầy hoa tươi, quả ngọt, hương thơm và ládừa. Những đồ vật trên đều tượng trưng cho hạnh phúc và hòa thuận. Trên một cáigiá ở đằng sau còn bày nhiều đồ lễ khác như xô, chậu, chăn màn, gương, hộp trà…

Toàn bộ đám cưới đều dưới sự chủ trì của dì cô dâu, cô dâu, chú rể, hai bên giađình và các quan khách đều phải tuân thủ theo sự sắp xếp của người này. Cô dâu,chú rể sau khi ngồi trên chiếu sẽ dâng trà mời nhau. Sau đó, một người bạn củacô dâu sẽ dùng một dải băng màu buộc tay cô dâu, chú rể lại và lấy một bông hoacắm trong bình vẩy lên người hai người để chúc phúc cho cặp vợ chồng trẻ sẽ sinhnhiều con. Đó cũng là nghi lễ kết thúc đám cưới của người Myanmar.

Theo Sầm Hoa
VietNamNet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.