520 ngày sống cô lập

Ngày 36, sáu người tình nguyện Nga, Trung Quốc, Pháp và Ý đã bắt đầu giai đoạn ba, cũng là giai đoạn cuối cùng, của cuộc thử nghiệm thám hiểm sao Hỏa.

Ngày 3-6, sáu người tìnhnguyện Nga, Trung Quốc, Pháp và Ý đã bắt đầu giai đoạn ba, cũng là giai đoạncuối cùng, của cuộc thử nghiệm thám hiểm sao Hỏa.

>>

>>

Ngày 3-6. Trung tâm Y họcKhông gian Nga. Đúng 9 giờ 49 phút (16 giờ 49 phút, giờ VN), cánh cửa thépnặng nề của tổ hợp kỹ thuật mô phỏng các điều kiện và tình huống có thể xảyra trong một chuyến thám hiểm sao Hỏa đã được mở ra.

Sáu người đàn ông tình nguyện mặc đồng phụcmàu xanh tham gia cuộc thử nghiệm đầy tham vọng mang tên Sao Hỏa 500cười toe toét, giơ ngón tay cái trước ống kính các nhà đài và phóng viênảnh các báo.
 
Tình nguyện viên, bác sĩ phẫu thuật ngườiNga Sukhrob Kamalov, 32 tuổi, hét lớn một cách phấn khích: “Hẹn gặp lạicác bạn sau 520 ngày”.
 
Sau đó lần lượt từng người bước qua cánh cửatổ hợp để tự giam mình gần một năm rưỡi, thời gian cần thiết để thựchiện một chuyến đi về sao Hỏa trong 20-30 năm tới.
 
Cánh cửa tổ hợp chỉ mở ra lại khi cuộc thửnghiệm chấm dứt vào tháng 11-2011 hoặc nếu một trong các thành viên củađội từ bỏ cuộc chơi. Trong trường hợp này, kể như thành viên đó “quađời” và thi thể bị đẩy ra “ngoài không gian”.

520 ngày sống cô lập

 Tổ hợp kỹ thuật sao Hỏa 500

 
Tổ hợp kỹ thuật
 
Cuộc thử nghiệm mang tên Sao Hỏa 500, giaiđoạn ba, được tiến hành trong khuôn viên Viện Nghiên cứu các vấn đề ysinh học Nga (IMBP) ở Moscow thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga. Chủ đầu tưdự án này là Cơ quan Không gian Nga (Roscosmos). Chuyến bay thử nghiệmnày còn có sự hợp tác của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) và Trung tâmHuấn luyện không gian Trung Quốc.
 
Trước đó, ban điều hành dự án đã tổ chứcxong giai đoạn một - 14 ngày kiểm tra vận hành của tổ hợp kỹ thuật vàgiai đoạn hai với 6 người tình nguyện sống trong tổ hợp 105 ngày vừa kếtthúc hồi năm ngoái. Cuộc thử nghiệm lần này kéo dài 520 ngày bao gồm 250ngày bay từ trái đất lên sao Hỏa, 30 ngày lưu trú trên sao Hỏa và 240ngày trở về trái đất.
 
Tổ hợp kỹ thuật, đặt tại Trung tâm Y khoakhông gian ở phía Tây Moscow, bao gồm 4 môđun liên thông có thể tích 550m3 với tổng diện tích 200 m².
 
Nó bao gồm môđun tàu đổ bộ sao Hỏa chứa được3 nhà phi hành làm việc từ 2 đến 3 tháng. Từ môđun này có thể qua phòngmô phỏng mặt đất sao Hỏa và môđun ở.
 
Môđun ở có thể chứa 6 người, có nhà bếp, nhàvệ sinh, phòng sinh hoạt chung, bảng điều khiển các thiết bị điện tửchính.
 
Môđun thứ ba có tên môđun y tế, gồm có phòngthí nghiệm y khoa và tâm lý, buồng ở 2 người. Môđun thứ tư (tiện ích)bao gồm phòng tập thể dục, nhà kính (trồng rau, cải tự túc), buồng chứađồ và nhà vệ sinh. Tất cả các môđun đều liên thông.
 
Ngoài 4 môđun kể trên, tổ hợp còn có phòngmô phỏng mặt đất sao Hỏa khổng lồ liên thông với môđun tàu đổ bộ. Muốnvào phòng này phải mặc áo nhà du hành vũ trụ.
 
Tổ hợp kỹ thuật Sao Hỏa 500 không có cửa sổđể tạo cảm giác thật đang bay trong không gian vũ trụ bao la. Mọi liênlạc từ tổ hợp với “trái đất” chỉ được thực hiện bằng e-mail và bị làmchậm lại hoặc bị gián đoạn từ 20 đến 40 phút. Đó là khoảng thời gian đểtín hiệu di chuyển từ sao Hỏa đến trái đất và ngược lại trên thực tế.
 
Những nhà du hành vũ trụ trên mặt đất
 
Các tình nguyện viên ăn ở trong các môđuntrong điều kiện y như các nhà du hành thực thụ. Họ ăn thức ăn đóng hộpnhư các nhà du hành vũ trụ đang sống trên trạm không gian quốc tế (ISS).
 
24 giờ trong ngày của các nhà tình nguyệnđược chia ra như sau: 8 giờ làm việc, 8 giờ ngủ, 2 giờ rèn luyện thânthể và 6 giờ giải trí. Họ cũng được nghỉ 2 ngày cuối tuần trừ nhữngtrường hợp khẩn cấp. Mỗi tuần, họ chỉ được tắm một lần do trên phithuyền không có nhiều nước.
 
Do điều kiện sống hết sức khắc nghiệt, cuộcthử nghiệm có thể bị gián đoạn vì những lý do sức khỏe nghiêm trọng củatình nguyện viên, vì lý do kỹ thuật hoặc do yêu cầu của một thành viêntrong nhóm.
 
Nhà du hành vũ trụ Boris Morukov, giám đốccuộc thử nghiệm, tuyên bố trong một cuộc họp báo: “Mỗi thành viên trongđoàn có quyền chấm dứt thử nghiệm và ra khỏi tổ hợp. Trong quá khứ,chúng tôi đã từng gặp những trường hợp như vậy. Tuy nhiên, tôi hy vọnglần này sẽ không có chuyện gì xảy ra”.

520 ngày sống cô lập

 Sáu tình nguyện viên quốc tế họp báo trước giờ “bay” ở Moscow

 
Năm 1999-2000, một cuộc thử nghiệm tương tựtại Viện IMBP đã bị gián đoạn vì một thành viên nữ người Canada tiết lộbị bạn đồng hành người Nga ép hôn. Cô này còn cho biết 2 thành viênngười Nga đánh nhau đến đổ máu. Ban điều hành cuộc thử nghiệm giải thíchnguyên nhân do khác biệt về văn hóa và bị stress.
 
Stress là một trong những đề tài nghiên cứuchính của cuộc thử nghiệm. Mục đích của cuộc thử nghiệm này là nghiêncứu phản ứng của con người về mặt tâm lý trong một chuyến đi kéo dài gầnmột năm rưỡi. Cuộc sống trong không gian chật hẹp, thiếu tiện nghi (nhàvệ sinh không có buồng tắm, nước rất hạn chế), liên lạc khó khăn, khôngđược hút thuốc lá, không được nhấm nháp rượu... rất dễ làm cho họ bịstress.
 
Mặc dù các tình nguyện viên không phải sốngtrong tình trạng không có trọng lực hay bị tác động của phóng xạ (nhữngđiều có thực trong một chuyến bay trong không gian vũ trụ) nhưng dokhông sợ nguy hiểm đến tính mạng (họ chỉ là những nhà du hành vũ trụtrên mặt đất) hay không cảm nhận được sự phấn khích tột độ (khi thànhcông), các tình nguyện viên cũng rất dễ bị tổn thương về mặt tâm lý.

Theo Văn Anh
Người lao động



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.