5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google

Google đã tạo ra một môi trường làm việc nổi tiếng là kỳ quặc, và đang hoàn thiện văn hóa làm việc đặc trưng của công ty.

Google đã tạo ra một môi trường làm việc nổi tiếng là kỳ quặc, và đang hoàn thiện văn hóa làm việc đặc trưng của công ty. Dưới đây là những điểm nổi bật nhất của văn hóa công sở của Google đáng để bạn học tập.

Khi nhắc đến Google, mọi người thường hay đặt câu hỏi về công thức tạo ra thành công của công ty là gì. Câu trả lời ở đây là những con người của Google. Họ tự tạo ra cho mình những quy tắc văn hóa công sở độc đáo để tạo môi trường làm việc hiệu quả cho nhân viên của mình. Và đây là 5 điều đáng học nhất từ văn hóa công sở của Google mà bạn nên biết.

Bao dung với sai lầm và giúp nhân viên sửa sai

5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google

Ở Google, quan tâm đến cách nhân viên làm việc và giúp họ sửa sai khi mắc lỗi là vô cùng quan trọng. Thay vì chỉ ra những thiệt hại và đổ lỗi cho người gây ra sai lầm, công ty sẽ quan tâm đến việc nguyên nhân của vấn đề là gì và làm thế nào để khắc phục vấn đề nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Cũng ở môi trường làm việc của Google, bạn hiểu được rằng nếu bạn muốn tạo ra những đột phá trong công việc, bạn cần phải có thử nghiệm, thất bại và lặp lại các thử nghiệm. Do đó, sai lầm và thất bại không phải là điều khủng khiếp ở nơi đây. Bạn có quyền được sai và có cơ hội được khắc phục thất bại trong sự ủng hộ của cấp trên và đồng nghiệp.

Những ý tưởng hay luôn được khuyến khích phát triển ở Google. Nhưng có những quy trình rõ ràng để khẳng định đó là một ý tưởng thực sự mới và có tính thực tiễn trước khi chúng được chấp nhận và đưa vào sử dụng.

Suy nghĩ theo cấp số nhân 10

5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google

Google phát triển theo định hướng một công ty sinh lời (holding company) – dạng công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ mà đơn thuần chỉ là công ty đầu tư vốn bằng cách mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối tại các công ty khác mà công ty sinh lời hướng đến. Ở công ty, tiêu chí làm việc theo cấp số nhân 10 được đề ra thay vì chỉ tập trung vào sự thay đổi theo sự tăng dần chung chung. Cách tiếp cận này giúp Google cải tiến công nghệ và cung cấp các sản phẩm tuyệt vời của họ đến người tiêu dùng liên tục.

Dụng người tài          

5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google

Tất nhiên, mọi công công ty đều muốn tuyển dụng những người tài giỏi đến làm việc cho họ. Nhưng dụng người tài là một nghệ thuật mà ở đó phải có sự tự nguyện làm việc và hăng say làm việc của người cống hiến. Google đã tạo ra văn hóa công sở đặc trưng này, khi công ty thu hút được những người đến từ các trường đại học danh tiếng trên toàn thế giới và trả lương cho họ xứng đáng với trí tuệ mà họ đã cống hiến cho công ty.

Xây dựng môi trường làm việc kích thích sáng tạo

Khi nói đến các yếu tố tạo ra sự sáng tạo và đổi mới, bạn có thể dễ dàng nhận ra rằng môi trường làm việc là một trong những thứ quan trọng nhất. Google đã thành công trong việc xây dựng được hình ảnh một môi trường làm việc sáng tạo mà báo chí đã ca ngợi công ty từ rất lâu rồi. Mọi người đã quá quen thuộc với biểu tượng Google có ở khắp mọi nơi trong các văn phòng làm việc có một không hai của công ty. Những văn phòng của Google được thiết kế riêng biệt, không trùng lắp với bất kỳ kiểu văn  phòng nào. 

5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google
Văn phòng làm việc độc đáo của Google nhằm kích thích sự sáng tạo của nhân viên. Ảnh: Internet

Và thực tế, môi trường làm việc của họ quá tiện nghi đến mức bạn sẽ không nghĩ đó là một phòng làm việc, với đầy đủ khu vực ngồi làm việc, thư giãn, tập thể dục, đọc sách, xem phim…

5 điều đáng học từ văn hóa công sở của Google
Phòng chơi Bia của Google. Ảnh: Internet
Góc làm việc sáng tạo của các nhân viên tại Google. Ảnh: Internet

Đây chính là định hướng xây dựng văn hóa công sở của Google để kích thích sự sáng tạo và thể hiện sự quan tâm đến đời sống của nhân viên để người làm công cống hiến hết mình một cách tự nguyện.

Theo Congluan


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.