Tính xấu của chị em công sở nói mãi vẫn không sửa được!

Trước khi đổ lỗi cho đồng nghiệp và môi trường làm việc hay sếp tồi, hãy nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân xem mình có dính những tính xấu liệt kê dưới đây không nhé!

Trước khi đổ lỗi cho đồng nghiệp và môi trường làm việc hay sếp tồi, hãy nghiêm túc nhìn nhận lại bản thân xem mình có dính những tính xấu liệt kê dưới đây không nhé!

“Tám cũng ừ, tư cũng gật”

Không có chính kiến, ba phải, hay hùa theo ý kiến số đông. Một nhân viên có vẻ an phận nhưng thực chất lại là một nhân viên tồi, sếp không muốn một cái máy chỉ có một nút “yes”. Hãy biết phản đối và đưa ra chính kiến của riêng mình, tất nhiên chính kiến khác với “cãi cùn” và sử dụng cái “Tôi” trong khi bày tỏ ý kiến.

“Nước đến chân mới nhảy”

Không chuẩn bị trước hồ sơ, tài liệu. Đến lúc cần báo cáo thì lại vò đầu bứt tóc rồi đổ lỗi khách quan. Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp như thế luôn khiến cho đồng nghiệp và sếp có cái nhìn thiếu thiện cảm về bạn.

Tính xấu của chị em công sở nói mãi vẫn không sửa được!

Suốt ngày kể lể chuyện đời tư

Ai cũng có những vấn đề của riêng mình, không phải họ không nói ra tức là họ hạnh phúc, mà vì họ thực sự tôn trọng những người xung quanh. Chẳng ai có nhu cầu nghe câu chuyện mẹ chồng khó tính, chồng lười nhác, cả nhà chồng không thể mê nổi hay hàng xóm nhà bạn thật tồi tệ…

Nếu bạn là người kể chuyện có duyên và hài hước, có thể đồng nghiệp sẽ muốn nghe. Nhưng nếu bạn chỉ có một câu chuyện chán ngắt và liên tục kêu ca than phiền về gia đình thì làm ơn hãy “stop” nó lại, đồng nghiệp đã quá mệt mỏi vì áp lực công việc rồi, đừng nhồi vào đầu họ những câu chuyện đầy tiêu cực ấy nữa!

Mượn tiền quên không trả

Mượn đồ, mượn tiền “quên” không trả cũng là một thói xấu khó sửa của chị em công sở (một số nam đồng nghiệp cũng mắc phải lỗi ‘tày đình’ này).

Có lẽ bạn cũng đã được nghe qua chân lý “người ta cho bạn mượn tiền không phải vì người ta giàu, mà là người ta tin bạn”.

Đừng để giá trị món đồ bạn “quên” trả quyết định giá trị con người bạn.

Tính xấu của chị em công sở nói mãi vẫn không sửa được!

Nói điện thoại oang oang

Đây là một thói xấu khiến đồng nghiệp rất khó chịu nhưng vì tế nhị mà ít người họ lên tiếng góp ý với bạn. Đồng nghiệp không có nhu cầu lắng nghe những câu chuyện mang tính riêng tư của bạn. Hãy để chuông rung hoặc im lặng, có điện thoại hãy ra ngoài nghe để thể hiện là mình rất lịch sự. Làm ơn!

Dài dòng văn tự

Trình bày một vấn đề đơn giản cũng không thể nói gãy gọn, khúc chiết mà luôn luôn phải đi từ bên A vòng sang C rồi đến B. Nhìn chung là có bao giờ bạn nhìn vẻ ngán ngẩm của đồng nghiệp hoặc của sếp khi bạn trình bày một vấn đề nào đó không? Hãy viết ra thật ngắn gọn và đọc nó nếu như bạn không thể diễn đạt nó một cách ngắn gọn.

Nói xấu đồng nghiệp – nói xấu sếp

Trước khi mở miệng định nói xấu một ai đó, hãy nghĩ rằng nếu bạn nói xấu được người khác thì họ cũng có thể nói xấu bạn. Cái vòng soi xét luẩn quẩn ấy sẽ chẳng bao giờ thoát ra được và khiến bạn chỉ thêm mệt mỏi vì sự vạ miệng của chính mình.

Nên nhớ, nói xấu người khác không làm cho bạn trở nên tốt đẹp hơn. Hạ thấp người khác không làm cho bạn cao đẹp hơn, nó chỉ mang lại rắc rối và khiến mọi người  nhìn bạn như một đồng nghiệp xấu xí không thể chơi được!

Theo Congluan



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.