Trẻ trầm cảm vì bị bắt ép

Rất nhiều trẻ bị căng thẳng tâm lý kéo dài do bố mẹ bắt ép trong những sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, ngủ, thậm chí cả việc… “ngồi bô” theo giờ quy định. Các chuyên gia cảnh báo, điều này có thể dẫn đến trẻ bị trầm cảm.

Rất nhiều trẻ bị căng thẳngtâm lý kéo dài do bố mẹ bắt ép trong những sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống,ngủ, thậm chí cả việc… “ngồi bô” theo giờ quy định. Các chuyên gia cảnh báo,điều này có thể dẫn đến trẻ bị trầm cảm.

Đủ kiểu ép con!

Thấy con gái 5 tuổi bỗngnhiên có những biểu hiện tâm lý bất thường như hoảng hốt, sợ sệt, khóc rélên mỗi khi thấy bố mẹ chuẩn bị cho ăn, vợ chồng chị Tú (quận Bình Tân,TP.HCM) vô cùng sửng sốt.

Chị Tú kể, từ trước tới nay,bé tuy ăn ít nhưng tâm lý vẫn bình thường. Chỉ khoảng một tuần nay, nghe lờikhuyên của cô bạn, chị bắt đầu chăm con như hướng dẫn trên mạng: chế độ ăn,uống, ngủ, nghỉ, thậm chí cả… “ngồi bô” của bé đều theo giờ quy định. Khôngngờ sau khi áp dụng, bé không khỏe hơn mà còn sút cân nhanh, tâm lý bấtthường. 

Trẻ trầm cảm vì bị bắt ép

Rất nhiều trẻ bị căng thẳng tâm lý kéo dài do bố mẹ bắt ép trong những sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, ngủ

Cũng xuất hiện những dấu hiệutâm lý như trên, bé H.V, 7 tuổi (quận 3, TP.HCM) thường tìm mọi cách để trốnhọc bài ở nhà. Mỗi khi cha mẹ nhắc nhở chuyện học hành, bé thường có biểuhiện cau có, khóc lóc… Sau khi đưa con đến khám tại khoa Tâm lý, BV Nhi Đồng2, anh Đức - bố của bé H.V hoảng hồn khi được bác sĩ cho biết nguyên nhâncủa tình trạng trên là do bé bị rối loạn tâm lý khi bố mẹ ép bé luyện chữđẹp.

Thời gian gần đây, vợ chồnganh Đức quy định: buổi tối, sau khi học bài xong, bé V. phải dành ít nhất 30phút để… tập viết chữ đẹp. Vợ chồng anh thay nhau kèm cặp, chỉ dẫn sát sao.“Tưởng như thế con sẽ tiến bộ, ai dè lại “rước” bệnh cho con”, anh Đứcthan.        

Có thể gây trầm cảm

TS. Ngô Xuân Điệp (Bộ môn Tâmlý, ĐH QG TP.HCM) cho biết, trường hợp trẻ có những dấu hiệu hoảng loạn, losợ dẫn đến chán ăn, sụt cân khi bị bố mẹ bắt ép khắt khe trong sinh hoạtkhông phải là hiếm. Nguyên nhân do các bà mẹ trẻ chưa có kinh nghiệm chămcon, lại nghĩ rằng hướng dẫn trên mạng sẽ phù hợp với con mình nên áp dụngmà không biết rằng, có những nguyên tắc chỉ dành riêng cho trẻ nước ngoài.

“Với trường hợp bé H. V.,những dấu hiệu tâm lý bất thường là biểu hiện của căng thẳng thần kinh do bịbố mẹ bắt ép luyện chữ trong những ô ly nhỏ, trong  khi cơ tay của bé chưavận động thành thục, mắt phải tập trung cao độ”, TS Điệp cho biết.

Cũng theo TS Điệp, nếu trẻ bịbắt ép trong thời gian kéo dài có thể gây nên những rối nhiễu tâm lý với cácbiểu hiện hoảng loạn, lo âu, cáu bẳn… lâu dần có thể gây căng thẳng tâm lýkéo dài dẫn đến trầm cảm. Một số trường hợp xuất hiện những biểu hiện dễ gâyhiểu nhầm sang các bệnh lý khác như ói mửa, nhức đầu, chán ăn uống…

Nếu chưa có kinh nghiệm nuôi con, các bà mẹ trẻ nên học hỏi người đã có kinh nghiệm hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ. Dù bận rộn, mỗi ngày cha mẹ cũng nên dành thời gian gần gũi, chăm sóc con. Đừng vì quá lo cho con mà vô tình bỏ qua những cảm nhận bản năng của người mẹ. Trong khi đó, bản năng này có thể giúp người mẹ biết được lúc nào con thích ăn, uống, ngủ.

Với những trẻ lớn hơn, không nên bắt ép trẻ học hành “máy móc” mà hãy định hướng, tập cho trẻ tính tự giác. Từ đó, trẻ sẽ tự ý thức được những việc cần làm.

Những chỉ dẫn về kỹ năng nuôi dạy trẻ trên các phương tiện thông tin đại chúng chỉ tham khảo trên cơ sở sự cảm nhận bằng bản năng của người mẹ.

                                                                                 TS Ngô Xuân Điệp

TheoThủy Thanh
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.