Trở ngại tâm lý của học sinh lớp 1

Năm học mới sắp bắt đầu, các gia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đang hồi hộp theo dõi sự thích ứng của con đối với môi trường học tập mới.

Năm học mới sắp bắt đầu, cácgia đình có con chuẩn bị vào lớp 1 đang hồi hộp theo dõi sự thích ứng củacon đối với môi trường học tập mới.

Cùng với sự háo hức khi vàongôi trường mới, trang phục và dụng cụ học tập đẹp đẽ, thơm tho, hào hứngvới nghi lễ mới lạ của nhà trường… các em cũng phải gắng sức thực hiệnnhững yêu cầu mới lạ của thầy cô theo những quy định sinh hoạt, học tập trênlớp và ở nhà... Hình ảnh cha mẹ và con còn quyến luyến khi rời nhau mỗi sángđến trường, cảnh cha mẹ hỏi han thúc giục con kể chuyện trên lớp, ở trườngmỗi khi tan học… thể hiện tâm trạng lo lắng. Chúng ta hãy thử lắng nghe vàimẩu chuyện của họ:

Trở ngại tâm lý của học sinh lớp 1

Ảnh minh họa

“Hôm nay học ở trường có vuikhông con?” - “Vui gì đâu mẹ, chả có gì để chơi!”.

“Mẹ ơi, về nhà nhanh lên! Conmắc tè lắm rồi!” - “Sao con không vào nhà vệ sinh của trường?” - “Dơ lắm,hôi lắm, con không dám đi…”.

“Ba ơi, hôm nay cô khẻ taycon” - “Con làm gì sai mà cô khẻ tay?” - “Con cũng không biết nữa, cô rangoài nói chuyện, con chạy lên bảng, cô đi vô bắt xòe tay để cô khẻ…”.

Những mẩu chuyện trên đây chothấy học sinh lớp 1 còn lúng túng rất nhiều và cần được nhà trường, gia đìnhquan tâm hỗ trợ để nhanh chóng thích nghi với trường tiểu học.  Sự hỗ trợ cóthể cần phải tiến hành trong suốt học kỳ I hoặc cả năm học, tùy theo khảnăng thích ứng của mỗi trẻ.

Chẳng hạn, nếu phụ huynh nhậnthấy con mình sau khi tan học trở về nhà có vẻ cáu gắt, vòi vĩnh hơn trướcđây thì đó có thể là dấu hiệu của sự  biến động trong tâm lý trước các tácđộng mới ở trường tiểu học. Khi đó, cha mẹ cần chủ động gần gũi, hỏi han đểcon trình bày vướng mắc và giúp con vượt qua trở ngại.

Một số trở ngại thường gặpcủa học sinh lớp 1 như:

- Lúng túng khi gặp khó khănvới những sinh hoạt, học tập ở trường: nhà vệ sinh không sạch, chỗ ngồikhông dễ chịu thoải mái, không nhìn rõ chữ viết trên bảng, không nghe rõ lờinói của giáo viên…

- Những khó khăn trong quanhệ với bạn bè: không biết làm quen với bạn nên lẻ loi không có bạn chơicùng, bị bạn tẩy chay, e dè, thụ động nên bị bạn lấn lướt…

- Những khó khăn trong việchoàn thành nhiệm vụ học tập: thiếu hoặc đánh mất dụng cụ học tập nhưng khôngbiết báo với cha mẹ, không ghi nhớ kịp lời dặn dò của giáo viên nên khôngthực hiện đúng yêu cầu…

- Những khó khăn với cha mẹ:bị cha mẹ la rầy trước những sai sót ở trường; bị chê trách khi thua kém bạnbè…

Nhìn chung, học sinh lớp 1cần được thầy cô, cha mẹ nâng đỡ, dẫn dắt bằng thái độ mềm mỏng, kiên trì vàkhông vội vàng đánh giá hoặc nôn nóng trước những biểu hiện chưa thuần thụccủa các em. Bởi vì luôn có sự phát triển không đồng đều giữa các chức năngtâm lý ở mỗi trẻ và giữa các em trong cùng một độ tuổi. Hơn nữa, học tập làmột quá trình phấn đấu lâu dài. Điều quan trọng là giúp trẻ hình thành vàduy trì hứng thú học tập để trẻ học tập một cách tự giác và ngày càng tiếnbộ.

Theo TS Nguyễn ThịBích Hồng
PNO




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.