Nghệ thuật trình diễn kiểu... cởi và mở

Không chỉ lĩnh vực ca nhạc, thời trang có chuyện khỏa thân để tìm danh vọng, nhiều hoạt động nghệ thuật khác cũng đang xuất hiện những kiểu “cởi” và “mở” gây phản cảm.

Không chỉ lĩnh vực ca nhạc, thờitrang có chuyện khỏa thân để tìm danh vọng, nhiều hoạt động nghệthuật khác cũng đang xuất hiện những kiểu “cởi” và “mở” gây phảncảm.

Công chúng yêu nghệ thuật chưa hếtngỡ ngàng trước màn “nghệ thuật trình diễn” đương đại với tên gọiIN-ACT diễn ra tối 13.8 tại Nhà sàn Studio - Hà Nội với màn trìnhdiễn nude Bay lên của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà, thì lại tiếptục... choáng với tác phẩm performance art (nghệ thuật trình diễn -NTTD) của nghệ sĩ Lê Anh Hoài tại buổi triển lãm Restart - Khởi độnglại diễn ra vào tối 5.10 (kéo dài đến 15.10 tại Trung tâm Mỹ thuậtđương đại, số 621 Đê La Thành, Hà Nội).

Nghệ thuật trình diễn kiểu... cởi và mở
Màn trình diễn nude Bay lên của họa sĩ Lại Thị Diệu Hà

Hôm đó Lê Anh Hoài thản nhiên... cởiquần, đọc sách kinh điển trong toilet thông qua tác phẩm WC.đọc.Những hình ảnh và diễn tả hành động Lê Anh Hoài như sau: Sau phầngiới thiệu những cuốn sách kinh điển có trong toilet, Lê Anh Hoàicởi quần, ngồi vào bàn cầu và lấy sách đọc. Sau đó, Lê Anh Hoài điềmnhiên đọc sách dưới sự chứng kiến của nhiều người xem. Hoài cũng chobiết mình có thói quen đọc sách trong toilet từ nhiều năm nay, cũngnhư chuyện có rất nhiều người có thói quen đó, nhưng họ không dámcông khai bởi coi đây là hành động không bình thường! Một nghệ sĩkhi xem đã bất bình: “Nếu phòng triển lãm là WC và tha hồ phónguế rồi bắt người xem phải ngửi thì phải cảm nhận gì đây”?

Nghệ thuật trình diễn kiểu... cởi và mở
Lê Anh Hoài thản nhiên... cởi quần, đọc sách kinh điển trong toilet thông qua tác phẩm WC.đọc

Trước đó, họa sĩ Lại Thị Diệu Hà vớimàn trình diễn Bay lên đã từng gây xôn xao dư luận khi... không cònthứ gì trên người, rồi trát keo dán lên cơ thể, phủ lông gà lên toànthân, biểu diễn động tác của một con chim chuẩn bị tung cánh và mởlồng chim, nhét chú chim nhỏ vào miệng rồi thả ra ngay sau đó. Ngườixem chỉ biết thảng thốt: “Nghệ thuật gì thế?”.

NTTD tuy đã có từ lâu, nhưng nó vẫnđang diễn ra, biến đổi tùy theo cảm thức và văn hóa của những nướcnó lan đến, vì thế nó luôn là vấn đề gây tranh cãi. Nhưng khán giảsẽ phán xét, quyết định sự tồn tại của chúng trong đời sống nghệthuật hôm nay; bởi nếu nhố nhăng, phản cảm, nhất định công chúng sẽtẩy chay.

Xuất hiện từ những năm 1960, xu hướng mỹ thuật đương đại bao gồm: Nghệ thuật sắp đặt (Installation art), Nghệ thuật biểu diễn (Performance art), Nghệ thuật hình thể (Body art), Nghệ thuật đại chúng (Po part)...

Riêng NTTD thường do một hay nhiều nghệ sĩ thể hiện, đòi hỏi khán giả phải đứng trước thách thức chấp nhận cái mới, không theo quy ước nào về biểu diễn, phá vỡ mọi thông lệ truyền thống và tạo nên khái niệm: Nghệ thuật là gì? Dù đa số chương trình đều thực hiện trước công chúng nhưng cũng có một số hình thái NTTD mà công chúng chính là người thể hiện. Cũng có loại được dựng trên kịch bản hay sự ngẫu hứng của nghệ sĩ, kết hợp với âm nhạc, vũ kịch, ca khúc và thậm chí là im lặng. Hiện nay xu hướng chung của thế giới về NTTD thiên về những tư thế, hành động mang tính gần gũi giới tính, có thể chỉ diễn ra trong ít phút hay kéo dài vài giờ, có hoặc không sử dụng đạo cụ. Thường show diễn của thể loại nghệ thuật này chỉ thoáng qua nơi công cộng hoặc gallery, nhà hát, thính phòng...

Những nghệ sĩ nổi danh của thế giới trong lĩnh vực NTTD là Yves Klein, Allan Kaprow, Yoko Ono, Wolf Vostell, Joseph Beuys, Chris Burden, Atsuko Tanaka...

Đỗ Tuấn

Theo Phan Cao Tùng
Thanh Niên




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.